Tịnh Tu Tiệp Yếu Báo Ân Đàm (Gảng Giải) – Cư Sĩ Hoàng Niệm Tổ

TỊNH TU TIỆP YẾU BÁO ÂN ĐÀM
HOÀNG NIỆM TỔ LÃO CƯ SĨ GIẢNG THUẬT

净修捷要报恩談
黄念祖老居士講述
HIỆP HỘI GIÁO DỤC PHẬT ĐÀ HỒNG KÔNG
TỊNH KHÔNG 89 TUỔI CUNG KÍNH CHỈNH LÝ
TỊNH TU TIỆP YẾU BÁO ÂN ĐÀM

Link download PDF: bấm tải về

Tịnh Tu Tiếp Yếu Báo Ân Đàm MP3 – Lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ giảng giải

 

01 02 03 04 05 06 07 08
09 10 11 12 13 14 15 16
17 18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31 (hết)

Youtube:

(06/03/1913 —– 27/03/1992)
Chân dung lão Cư Sĩ Hoàng Niệm Tổ

 

 

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
BIÊN TẬP THUYẾT MINH…………………………7
TỊNH TU TIỆP YẾU……………………………….12
TỊNH TU TIỆP YẾU BÁO ÂN ĐÀM……………..18
PHẦN GIẢNG GIẢI 32 BÁI……………………..38
LỜI KẾT………………………………………….436
BIÊN TẬP HẬU KÝ……………………………..450

LỜI NÓI ĐẦU

Pháp môn Tịnh độ quả là nhất thừa liễu nghĩa, tam căn phổ bị, hoành siêu tam giới, kính đăng tứ độ, pháp môn bất khả tư nghị cực viên cực đốn, điều mà đại sư Ấn Quang gọi là “Pháp thông suốt bổn hoài của Phật một cách rốt ráo vậy, vượt qua tất cả Thiền Giáo Luật, thống nhiếp tất cả Thiền Giáo Luật.” Mà trong đó Kinh Vô Lượng Thọ là tổng cương pháp môn Tịnh độ, đứng đầu trong loạt kinh Tịnh độ, tính quan trọng của kinh này không nói cũng rõ. Song tồn tại ở thế gian có năm bản kinh được dịch sai biệt khá lớn, gây khó khăn cho hành giả, đọc trọn cả thì vất vả, đơn lẻ thì lo nghĩ bỏ sót, toàn dùng tác phẩm bản hội tập của Vương Long Thư đời Tống, Ngụy Mặc Thâm cuối đời Thanh đều có, Bành Tế Thanh đời nhà Thanh thì bản trích tiết yếu để hoằng dương. Tiếc rằng ba bản này đều có khiếm khuyết, chưa đủ để gọi là thiện bản.

Đến Dân Quốc, lão cư sĩ Hạ Liên Cư phát tâm nguyện lớn, đem hội tập lại, tham khảo cả “ngũ dịch tam bản”, lao tâm khổ trí bao năm, cuối cùng thành thiện bản kỹ càng đầy đủ xác đáng, là “Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh”. Lại thêm bi tâm rất lớn, thương xót thiển học tịnh nghiệp mạt pháp, chưa am hiểu tiểu bản Đường Dịch, lại không tụng Tịnh Độ Đại Kinh, do không rõ đạo lý khiến cho tín nguyện chưa sâu, khó đạt chân thật thọ dụng, ngài bèn biên tập kinh văn, phù hợp với ý Tổ, thành TỊNH TU TIỆP YẾU, cũng gọi Ngũ Niệm Giản Khóa, trong mỗi một lạy tập hợp ngũ niệm “Lễ Tán Nguyện Quán Hướng” của Bồ Tát Thiên Thân, dùng sức ít mà hiệu quả lớn. Nói đơn giản, quả là đường tắt tu Tịnh Độ Đại Kinh, phương pháp nhập Bảo Vương tam muội; nói sâu xa, thật hòa hợp với “Tịnh Độ Ngũ Kinh Nhất Luận” cho một biên tập, tập hợp không sót yếu nghĩa Thiền Giáo Tịnh Luật Mật, chắc lọc tinh hoa, lợi ích hành giả, công đức thù thắng, khen ngợi không cùng!

Lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ là truyền nhân của Liên Công, cháu trai của Hoàng Công, được Liên Công dặn dò soạn Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh Giải, tập hợp lượng lớn với hơn 190 bộ kinh luận, giáo huấn của Tổ sư trong ngoài để chú thích Đại Kinh, thu nhiếp khắp tôn chỉ sâu xa huyền bí của Thiền Giáo Luật Mật để hoằng dương Tịnh độ, khéo chọn ý nghĩa thâm thúy, u huyền nhẹ nhàng, vì vậy là thiện chú của thiện bổn Tịnh Độ Đại Kinh, chính là “thiện trung chi thiện” của Tịnh tông vậy. Ngài lại dùng thời gian rảnh rỗi tuyên giảng Tịnh Tu Tiệp Yếu cho đại chúng, trình bày pháp yếu trong tạm thời, khi đàm luận vui cười thì lời nhẹ ý sâu, hòa hợp hiển mật trong vài câu, giải nghi hoặc cố chấp trong diệu dụ, chính là “yếu trung chi yếu” của tịnh tu vậy. Tài liệu lưu truyền đời sau là lần ghi hình thứ ba giảng giải Tịnh Tu Tiệp Yếu, đặt tên Tịnh Tu Tiệp Yếu Báo Ân Đàm. Lão nhân ân cần dạy bảo, vui vẻ thân thiết dặn dò, tình thâm ý khẩn, khiến cho người nghe như đắm gió xuân, như uống cam lộ.

Ngày nay lưu thông các loại phiên bản tư liệu nghe nhìn Tịnh Tu Tiệp Yếu Báo Ân Đàm, ở mức độ nhất định đều có lược bỏ, khó cảm nhận toàn diện. Lại nghe nói băng ghi hình gốc không tìm thấy được nữa, vì thế khiến cho việc hiệu chỉnh mất căn cứ. Tuy nhiên từng có đồng tu Tịnh nghiệp ghi chép biên tập hoàn chỉnh nội dung giảng giải của Niệm Công, song đưa đi in lưu truyền, giúp cho tiện việc tu học, công đức nan lượng! Nhưng phần ngôn ngữ vội vàng, trong biện nghĩa vi tế, vẫn khó tránh lý giải sơ sài khinh suất, chưa tận thiện chỉ. Ngày nay có đồng tu của Học Hội Tịnh Tông Hoa Tạng Trung Hoa, biên tập sáu tư liệu âm thanh, chỉnh lý bản thảo tương đối hoàn chỉnh. Lại có đồng tu Tịnh Tông Bắc Kinh, do am hiểu giọng địa phương của Niệm Công, hiểu kỹ giảng giải ý thú, cung kính nghe tới lui tám chín mươi lần, chỗ không rõ thậm chí nghe hơn trăm lần. Dùng công hạnh chí thành tinh cần này, sửa chữa bản thảo do Hoa Tạng chỉnh lý, sở nguyện là hoàn nguyên bổn ý của Niệm Công ở mức cao nhất, kết thành thiện bổn Tịnh Tu Tiệp Yếu Báo Ân Đàm, để cống hiến cho đại chúng, đồng thời truyền cho hậu thế. Tính kiên nghị của họ tuyệt vời, kiên nhẫn chịu khó, thiện nguyện thiện hạnh, quả thật đáng quý vậy!

Hân hoan nhìn thấy quyển này sắp đưa đi in, vui mừng lược thuật đầu đuôi nguyên nhân, xem như Lời Nói Đầu, bày tỏ chút ý tán thán tùy hỷ.

Thích Tịnh Không xin viết lời tựa tại Hồng Kông
Tháng 2 năm 2015 công nguyên

 

BIÊN TẬP THUYẾT MINH

TỊNH TU TIỆP YẾU BÁO ÂN ĐÀM là khai thị tu hành vô cùng quan trọng của lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ. Phần khai thị này giúp cho mọi người có thể trong thời gian ngắn nhất, nhận biết tốt nhất phương pháp tu hành pháp môn Tịnh độ, nhận biết Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Bình Đẳng Giác Kinh, nhận biết Tịnh Tu Tiệp Yếu, nhận biết lão cư sĩ Hạ Liên Cư, nhận biết con người lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ.

Song, muốn chỉnh lý chính xác phần khai thị này lại không dễ dàng. Dưới tình hình không thể tìm lại băng ghi hình gốc khai thị của Niệm Công, trước mắt từ các đĩa quang đang lưu thông cũng như tìm thấy các loại phiên bản tài liệu có âm thanh và hình ảnh trên mạng, đều có tóm lược ở mức độ khác nhau; và tư liệu văn tự được chư vị Đại Đức tiền bối căn cứ tài liệu âm thanh mà chỉnh lý, dưới sự đối chiếu với tài liệu âm thanh, thì phát hiện tồn tại sai sót ở mức nhất định, điều này khiến cho chúng tôi cảm thấy rất đáng tiếc.

Đặc biệt cảm tạ các đồng tu thuộc tổ Thính Hiệu (nghe và hiệu đính) của Học Hội Tịnh Tông Hoa Tạng Trung Hoa, không nề gian lao vất vả căn cứ vào sáu loại tài liệu âm thanh có nguồn gốc khác nhau, chỉnh lý ra bản thảo văn tự khá hoàn chỉnh, đây là một việc làm gian khổ. Để tận hết khả năng chính xác hiệu đối phần bản thảo văn tự này, có các đồng tu Bắc Kinh phát tâm, từ đầu đến đuôi đã nghe đi nghe lại tám chín mươi lần Tịnh Tu Tiệp Yếu Báo Ân Đàm của Niệm Công; đặc biệt chỗ không rõ, thậm chí đã nghe hơn trăm lần. Với thái độ nghiêm cẩn như vậy, đã sửa chữa cần thiết cho phần bản thảo văn tự này, nhằm để cố hết sức hoàn nguyên bổn ý của Niệm Công, giúp cho phần bản thảo đã sửa chữa này trở thành bản gốc của quyển sách này. Ban biên tập hy vọng quyển sách này trở thành một “túc bổn”, “thiện bổn”, cũng nhất định bằng mọi cách duy trì tính hoàn chỉnh của nó, cố hết sức giảm sai sót đến mức thấp nhất.

Vì thế, trong quá trình biên tập quyển sách này, chúng tôi tôn trọng bổn ý của Niệm Công ở mức cao nhất, ngoài số rất ít đề tài nhạy cảm, bằng mọi cách hoàn chỉnh bảo lưu bổn ý của Niệm Công, cố gắng hết sức sửa thật ít. Đúng như câu nói vừa mở đầu của Niệm Công trong Tịnh Tu Tiệp Yếu Báo Ân Đàm: “Một người tu hành có thành tựu chân thật, điều họ viết, điều họ nói ra, không giống với người bình thường nha.” Đã như thế, chúng ta làm sao dám vì sự trôi chảy của văn viết mà thay đổi lời cụ ngài đã nói chứ! Đây là chỗ cần thiết xin chư vị độc giả lượng thứ. Chúng tôi với thái độ nghiêm cẩn tiến hành biên tập, gặp chỗ văn nói biểu đạt ý nghĩa không hoàn chỉnh, thì y cứ nghĩa của văn thêm chữ thêm từ trong ngoặc đơn, để bổ túc nghĩa đó. Gặp chỗ cần thiết phải nói rõ thêm, thì trong ngoặc đơn thêm vào dòng chữ “biên giả án(chú thích của ban biên tập)”, nói rõ hơn nữa. Do vậy độc giả sẽ có thể lý giải, chữ trong ngoặc đơn đều là chữ ban biên tập thêm vào, chữ ngoài ngoặc đơn mới là lời gốc của Niệm Công. Niệm Công giải hành đủ sâu sắc, đặc biệt Tịnh Tu Tiệp Yếu Báo Ân Đàm là khai thị cuối đời của cụ, có thể gọi là cô đặc tinh hoa một đời giải hành, đôi câu vài lời đã bao hàm ý sâu xa. Vì tiện lợi cho người học sơ cơ lý giải nghĩa kia, nhằm từ ngữ và nhân vật then chốt, người biên tập tra tìm tư liệu, thêm chú thích nói rõ ở cuối trang đó, hy vọng có thể làm cho nội dung quyển sách càng thêm hoàn bị.

Quá trình giảng giải của Niệm Công, đã dùng rất nhiều từ ngữ khí; những từ ngữ khí này chúng tôi thấy ngữ ý cần thiết mà bảo lưu một phần tương đối. Thông thường trong quá trình biên tập sách, sẽ loại bỏ từ ngữ khí, để tránh khẩu ngữ hóa một cách quá đáng. Quyển sách này thì chọn lựa bảo lưu một số từ ngữ khí thiết yếu, nguyên nhân là chúng có đủ ý nghĩa quan trọng; muốn tái hiện nguyên ý của Niệm Công thì không giảm được những từ ngữ khí này, nếu không thì không những ý vị bị thay đổi, có lúc thậm chí có lẽ diện mạo đều không hợp. Hơn nữa, căn cứ nghiên cứu nhà ngôn ngữ học, từ ngữ khí trong giọng Bắc Kinh có hiệu quả công năng rất lớn, có thể tỏ rõ toàn bộ ý chính phụ và trọng điểm ẩn hàm mà người diễn đạt cần nhấn mạnh một cách thoải mái. Chúng ta cũng có thể tưởng tượng một chút, nếu như bỏ đi chữ “hề” trong “ly tao”, vậy sẽ là một diện mạo ra làm sao. Chúng tôi tin tưởng, độc giả phần lớn càng hy vọng đọc được nguyên văn hoàn chỉnh của Niệm Công, để thể hội ý nghĩa mà cụ muốn biểu đạt, mà không phải để thưởng thức trình độ chơi chữ của nhà biên tập. Đây là dự tính ban đầu chúng tôi làm như vậy, ngay cả như thế sẽ làm cho sách này quá nặng về văn nói, cũng không thể không quan tâm, dẫu sao “Phật pháp trọng thực chất, không trọng hình thức”.

Biên tập sách này mặc dù trải qua khó khăn, cuối cùng vẫn trình làng với độc giả diện mạo như vậy. Chỗ sai sót khó tránh khỏi, kính xin mười phương Đại Đức nhân giả đừng ngại phê bình chỉ giáo, cảm ân vô cùng!

Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà Hồng Kông kính chí
Tháng 2 năm 2015

Ngoài sách Tịnh Tu Tiệp Yếu Báo Ân Đàm thì Lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ còn có các sách khác để quý đạo hữu tham khảo:
1. Chú Giải Kinh Vô Lượng Thọ – Cư Sĩ Hoàng Niệm Tổ

Bài viết liên quan: Tịnh Tu Tiệp Yếu Báo Ân Đàm – Học Tập Chia Sẻ – Thầy Thái Lễ Húc

4.3 3 phiếu bầu
Article Rating
guest
9 Comments
lâu đời nhất
mới nhất bình chọn nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback
5 năm trước đây

[…] thêm bài viết : Tịnh Tu Tiếp Yếu Báo Ân Đàm – Cư Sĩ Hoàng Niệm Tổ Giảng […]

Ngọc hân
Ngọc hân
5 năm trước đây

A di đà Phật.

Xuân Thanh
Xuân Thanh
5 năm trước đây

Nam Mô A Di Đà Phật

Đặng Thị Tuyết
Đặng Thị Tuyết
4 năm trước đây

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

Ánh Huyền
Ánh Huyền
4 năm trước đây

Nam Mô A Di Đà Phật. Thầy ơi, cho con hỏi là có thể mua sách Tịnh Tu Tiệp Yếu Báo Ân Đàm này ở đâu vậy ạ?
Con rất muốn có được cuốn sách này.

Thanh Lạc
Thanh Lạc
Trả lời  Ánh Huyền
3 năm trước đây

A DI ĐÀ PHẬT

Ngọc Khánh
Ngọc Khánh
3 năm trước đây

Con muốn có sách kinh Tịnh Tu Tiệp Yếu Báo Ân Đàm, kính bạch Thầy thỉnh ở đâu? Hoan hỷ chỉ còn biết, nếu có thể gửi cho con, con gửi tiền trả lại. Con cảm ơn rất nhiều.

9
0
Bình luận góp ý - hỏi đáp thắc mắc.x
()
x
Zalo HỖ TRỢ