Ấn Quang Đại Sư Gia Đình Giáo Dục Pháp Ngữ

Ấn Quang Đại Sư Gia Đình Giáo Dục Pháp Ngữ
Trích từ Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao
Nguyên tác: Ấn Quang Đại Sư
Sưu tập và chỉnh lý: Thiện Tương Khuyến

Ấn Quang Đại Sư Gia Đình Giáo Dục Pháp Ngữ pdf

Ấn Quang Đại Sư Gia Đình Giáo Dục Pháp Ngữ mp3

01 02 03 04 05 06 07 08

Youtube

 

MỤC LỤC
PHẦN 1: ĐỂ HIỂU GIÁO DỤC GIA ĐÌNH……………………15
A. TỔNG LUẬN ………………………………………………………….. 16
Nêu tỏ ý nghĩa giáo dục trong gia đình là căn bản khiến cho
thiên hạ thái bình ………………………………………………………… 16
Ấn Quang Đại Sư Khai Thị Tại Pháp Hội Hộ Quốc Tức Tai Ở
Thượng Hải – Ngày thứ hai: Bàn về nhân quả báo ứng và sự
giáo dục trong gia đình ……………………………………………….. 22
Lời tựa cho sách Gia Đình Bảo Giám ……………………………. 33
Đề từ cho sách Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục
(bài thứ nhất) ……………………………………………………………… 38
Đề từ cho sách Âm Chất Văn Đồ Chứng ……………………….. 39
Lời tựa sách Giáo Hối Thiển Thuyết …………………………….. 40
Lời tựa cho sách Phật Học Cứu Kiếp Biên ……………………… 42
Lời tựa nêu duyên khởi in cuốn Khuê Phạm
theo lối thạch bản ……………………………………………………….. 43
Lời tựa sách Nhân Quả Lục ………………………………………….. 47
Lời tựa cho bài văn quở trách tà thuyết tự do
kết hôn (soạn thay) ……………………………………………………… 51
Ấn Quang Đại Sư Đức Dục Khải Mông ………………………… 53
B. YẾU LUẬN ……………………………………………………………… 60
I – ĐỀ XƯỚNG GIÁO DỤC GIA ĐÌNH VÀ
NHÂN QUẢ BÁO ỨNG …………………………………………….. 60
II – SỰ GIÁO DỤC CỦA NGƯỜI MẸ LÀ
CỘI GỐC THÁI BÌNH ……………………………………………….. 88
12 ẤN QUANG ĐẠI SƯ
III – ĐẶT VIỆC GIÁO DỤC CON GÁI LÊN
VỊ TRÍ HÀNG ĐẦU …………………………………………………. 96
IV – NGƯỜI NỮ GIÚP CHỒNG DẠY CON –
QUYỀN NÀY CỰC LỚN …………………………………………. 106
V – NHỮNG ĐIỀU QUAN YẾU MÀ HÀNG
PHỤ NỮ CẦN BIẾT ………………………………………………… 126
1 – Người nữ cần có tánh nhu hòa nhã nhặn …………………. 126
2 – Từ nhỏ tập tánh nhu hòa, cả đời hạnh phúc ……………… 129
3 – Sữa độc giết chết trẻ nhỏ, ít ai ngờ đến …………………… 133
4 – Khi có kinh nguyệt nên ít lễ bái, chứ không
phải là không được lễ ……………………………………………….. 138
5 – Nữ nhân lúc sắp sanh nên niệm thánh hiệu
Quán Thế Âm ………………………………………………………… 140
6 – Giải oan lui oán, mẹ con đều được lợi ích ………………. 143
7 – Đề phòng sanh khó, niệm Quán Âm từ nhỏ ……………. 145
8 – Giới sát, phóng sanh, niệm Phật, tiêu túc nghiệp
lẫn hiện nghiệp ……………………………………………………….. 148
9 – Đừng hút thuốc (nam giới cũng vậy) ………………………. 151
PHẦN 2: ĐỂ HÀNH GIÁO DỤC GIA ĐÌNH ……………… 154
A. THAI GIÁO (SỰ GIÁO DỤC THỜI KỲ
MANG THAI) …………………………………………………………. 155
I – Ba điều trọng yếu để cầu con ………………………………… 157
II – Ghi thêm những chuyện cấm kỵ để tránh họa hại …….. 162
III – Dưỡng thai bằng cách tuyệt dục, đấy là
ý nghĩa bậc nhất ………………………………………………………. 164
B. HẬU THAI GIÁO (SỰ GIÁO DỤC THỜI KỲ
SAU SINH) ……………………………………………………………… 177
GIA ĐÌNH GIÁO DỤC PHÁP NGỮ 13
I – KHI CON VỪA BẮT ĐẦU HIỂU BIẾT …………………… 194
1 – Dạy con nhận biết mặt chữ …………………………………… 195
2 – Dạy con đạo lý làm người, nhân quả báo ứng ………….. 196
3 – Dạy con niệm Phật, niệm Quán Thế Âm ………………… 201
4 – Chẳng cho con học theo tánh xấu …………………………… 204
II – KHI CON LỚN HƠN MỘT CHÚT ………………………….. 211
1 – Cho con đọc các sách dạy về lẽ nhân quả báo ứng …… 211
2 – Đến tuổi đi học, đừng cho con vào học ngay
những trường hiện thời đang mở …………………………………. 216
III – KHI CON ĐÃ HIỂU CHUYỆN ĐỜI ………………………. 224
IV – KHI CON ĐẾN TUỔI THÀNH GIA LẬP THẤT …….. 236
C. VÀI ĐIỂM THEN CHỐT VỀ VIỆC XỬ SỰ TRONG GIA
ĐÌNH ………………………………………………………………………… 254
1 – Nên dùng “tình” và “lý” một cách khéo léo …………….. 254
2 – Buông cái tâm “ta-người” xuống …………………………… 257
3 – Đừng ôm lòng riêng tư, ích kỷ ………………………………. 258
4 – Nhẹ nhàng, uyển chuyển khuyến hóa người nhà ……… 261
5 – Không sanh được con, cố nhiên chẳng phải
là bất hiếu ……………………………………………………………….. 262
6 – Người con hiếu cần chú trọng vào chuyện
kiêng dâm, giới sát ………………………………………………….. 269
7 – Hiểu rõ nhân duyên trong gia đình, hòng có
phương cách tốt đẹp …………………………………………………. 279
ẤN QUANG ĐẠI SƯ GIA ĐÌNH GIÁO DỤC PHÁP
NGỮ CHUNG …………………………………………………………… 287
14 ẤN QUANG ĐẠI SƯ
PHẦN 3: PHỤ LỤC ……………………………………………………. 296
1 – Công đức in tạo kinh tượng ………………………………….. 297
2 – Cơ hội in tạo kinh tượng
(trong gia đình nên tận lực làm) …………………………………. 308
3 – Phương pháp in tạo kinh tượng …………………………….. 318
4 – Dạng thức văn phát nguyện ………………………………….. 320
5 – Lúc chép, lúc vẽ nên chú ý ……………………………………. 324
6 – Kết luận ………………………………………………………………. 325


Thế đạo loạn lạc như hiện thời đều là vì không
có người khơi gợi, chỉ dẫn [những điều ấy].
Xét đến cội nguồn đều do trong gia đình chẳng
khéo dạy dỗ, cũng như chẳng nói đến “nhân quả
báo ứng” mà ra. Thiên hạ chẳng yên, thất phu thất
phụ có trách nhiệm! Chú trọng “giáo dục gia đình
và nhân quả báo ứng” thì tự nhiên hiền tài sẽ đông
đảo dấy lên, thiên hạ sẽ dần dần được thái bình. Đối
với mọi người, xin hãy đều đem lời này khẩn thiết
bảo ban. Đấy cũng là một đại sự quan trọng“sống
trong cõi trần học đạo, chính mình chưa đắc độ mà
đã làm chuyện độ người”. Xin hãy sáng suốt suy
xét thì may mắn lắm.
(Trích dẫn Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên
– Thư trả lời cư sĩ Quán Tâm)

A. TỔNG LUẬN
Nêu tỏ ý nghĩa giáo dục trong gia đình là
căn bản khiến cho thiên hạ thái bình
(Trích dẫn Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tục Biên – Quyển Hạ)
Đời đã loạn đến cùng cực rồi, ai nấy đều mong
mỏi bình trị nhưng chẳng biết cội gốc thì có mong
cầu cũng uổng công! Hãy nên gấp biết cái gốc
nằm ở đâu! Sự dạy dỗ của người mẹ trong gia
đình chính là căn bản khiến cho hiền tài được
dấy lên đông đảo, thiên hạ thái bình. Chẳng chú
trọng nơi ấy, làm sao đạt được bình trị?
Mẹ dạy dỗ thì thứ nhất là thai giáo. Thai
giáo chính là dạy dỗ về bẩm tánh, phẩm chất từ
thuở đầu. Phàm nữ nhân sau khi có thai, hãy
chú trọng suy nghĩ, tưởng niệm, xử sự sao cho
chỉ một bề chân thành, cẩn trọng. Nhất cử nhất
động chẳng trái lẽ chánh. Nhất là phải nên vĩnh
viễn dứt trừ những món tanh tưởi, hằng ngày
thường niệm Phật khiến cho thai nhi được bẩm
thụ chánh khí của mẹ thì lúc sanh nở ắt được
yên vui không khổ sở, sanh được đứa con tướng
mạo đoan nghiêm, tánh tình từ thiện, thiên tư
thông minh.
Đến lúc con bắt đầu hiểu biết, liền nói cho
nó nghe về đạo lý làm người như: “hiếu, đễ,
trung, tín, lễ, nghĩa, liêm, sỉ” v.v… và tội phước
nhân quả ba đời, luân hồi lục đạo chuyển
biến, khiến cho trong tâm nó thường luôn có
những điều kiêng sợ, có những điều mong mỏi,
hâm mộ. Lại dạy nó niệm Phật, niệm Quán Thế
Âm để mong: tăng phước, tăng thọ, tránh tai,
tránh nạn.
Chẳng cho phép nó nói lời dối trá, nói lời thị
phi, đánh người, chửi người, chẳng cho nó: giẫm
đạp giấy có viết chữ, giẫm đạp ngũ cốc, giẫm
đạp hết thảy các món đồ vật.
Chẳng cho nó ăn uống bừa bãi, chẳng cho nó
tụ tập chơi giỡn cùng bọn trẻ cùng xóm.
Hơi lớn lên, bèn dạy nó đọc thuộc sách Thái
Thượng Cảm Ứng Thiên, Văn Xương Âm Chất
Văn, Quan Đế Giác Thế Kinh, để cho nó biết có
khuôn pháp để noi theo, có những điều ngăn
cấm. Đối với mỗi điều đều nói sơ lược đại ý để
làm phương tiện hướng dẫn hòng mai sau nó
học hành sẽ được lợi ích.
Lúc bé như thế, càng học hành sẽ càng hiền
thiện, lo gì nó chẳng đạt đến địa vị thánh hiền,
rạng mày nở mặt tổ tông! Nếu không, cứ mặc
cho nó quen thói kiêu căng, nuôi thành phường
bại hoại, dẫu có thiên tư cũng chẳng biết học
hành là để học làm thánh hiền nên càng học
càng thêm tồi bại! Những kẻ đại gian đại ác xưa
nay đều là những kẻ có thiên tư tốt đẹp, có bản
lãnh lớn lao, chỉ vì “cha mẹ, thầy giáo” của chúng
đều chẳng biết dạy chúng học thành thánh hiền,
tận lực thực hiện, chỉ dạy bọn chúng học văn
tự để làm căn cứ hòng đối phó với đời, mưu
cầu lợi lộc, trí thức hèn tệ đến tột cùng, đến
nỗi những thảm kịch phế kinh điển, phế luân
thường, tranh thành giành đất tàn sát lẫn nhau ồ
ạt diễn ra. Mối họa loạn ấy đều do “cha mẹ, thầy
giáo” chẳng biết phương cách dạy dỗ con em mà
ra. Dù chính họ chẳng làm điều ác lớn lao nào,
nhưng cái tội hoại loạn thế đạo nhân tâm cũng
sẽ khiến cho họ đời đời kiếp kiếp cùng chịu ác
báo giống như con em!
Vì thế, tôi nói: “Dạy con là căn bản khiến thiên
hạ thái bình, nhưng dạy con gái càng quan trọng
hơn nữa” do con người thuở thơ ấu chuyên cậy
vào mẹ dạy dỗ. Cha chẳng thể thường ở trong
nhà, còn mẹ thường chẳng rời con. Nếu mẹ hiền
lương, có trí huệ thì hành vi, lời lẽ đều đáng
làm gương, con cái thấy nghe quen mắt, trong
tâm đã thành nề nếp, lại do thường xuyên răn
dạy, đã tập quen thành tánh, như vàng lỏng
đúc thành đồ dùng, nếu cái khuôn đúc tốt đẹp,
chắc chắn chẳng đến nỗi đúc ra vật xấu xí! Vì
thế “dạy dỗ con gái so ra càng khẩn yếu hơn
dạy con trai”. Bởi lẽ, hiền mẫu do hiền nữ mà
có, nếu không có hiền nữ, làm sao có hiền mẫu
cho được? Không có hiền mẫu thì lại làm sao có
được con cái hiền lương cho được?
Đạo lý cực bình thường ấy ai cũng đều có thể
làm được! Điều đáng đau tiếc là quá ít người
đề xướng khiến cho những kẻ làm mẹ chỉ biết
nuông chiều mù quáng, những kẻ làm cha cũng
chẳng khéo dạy. Đến khi con vào trường học
hành, kẻ làm thầy cũng do thuở bé chẳng nghe
được nghĩa lý này, vì thế cũng trọn chẳng biết
học hành là để học làm thánh hiền, chẳng dạy
học trò tận tụy thực hành đạo do thánh hiền đã
nói, chỉ học văn tự hòng mưu cầu lợi lộc, chẳng
hề biết học làm thánh hiền có lợi ích không chi
lớn hơn, chính bản thân mình và con cháu đời
đời kiếp kiếp hưởng dùng chẳng hết. Còn mưu
cầu lợi lộc, nếu mưu cầu một cách tốt đẹp thì
chẳng qua đạt được phú quý nhỏ nhoi trong đời
này mà thôi! Nếu mưu cầu xấu xa, trong đời này
những kẻ thân bại danh liệt, con chết yểu, cháu
tuyệt diệt đâu đâu cũng có!
Con người cùng trời đất được gọi là Tam Tài
là vì có công năng “dùng tiên giác để giác ngộ kẻ
hậu giác, kế tục bậc thánh đời trước, mở lối cho
người học đời sau”, do vậy mới được tôn xưng
như thế. Nếu chẳng chú trọng học làm thánh
hiền sẽ là thây đi thịt chạy, chỉ biết niềm vui “ăn
uống, trai gái” còn khác gì cầm thú nữa đâu?.
Một chữ “người” còn là mạo danh, há còn có thể
cùng với trời đất xưng là Tam Tài nữa ư?. Nhưng
con người tánh vốn lành, ai nấy đều có thể làm
Nghiêu – Thuấn, ai cũng đều có thể thành Phật,
nhưng kẻ chẳng thể làm Nghiêu – Thuấn, chẳng
thể thành Phật thì chỉ có tánh đức, trọn chẳng
có tu đức“đánh đổ lòng ham muốn xằng bậy
để khôi phục lễ nghĩa, dứt lòng tà, giữ lòng
thành và tu Giới – Định – Huệ, đoạn tham – sân
– si”. Tu đức ấy lúc ban đầu là do cha mẹ hiền,
sư trưởng khơi gợi vậy, kế tiếp là do chính mình
khăng khăng nỗ lực tu trì. Dẫu chưa thể đạt đến
địa vị Nghiêu – Thuấn hay địa vị Phật, nhưng đã
khác hẳn một trời một vực với kẻ hạ ngu hằng
ngày chôn vùi trong nhân dục rồi!
Kinh Thư chép: “Duy thánh võng niệm tác
cuồng, duy cuồng khắc niệm tác thánh” (Chỉ vì
thánh đánh mất niệm mà thành cuồng, chỉ vì kẻ
cuồng khắc chế được ý niệm mà thành thánh).
Kinh dạy: “Hễ mê thì Phật chính là chúng sanh,
ngộ rồi thì chúng sanh chính là Phật”. Ta may
mắn có căn cơ làm Nghiêu – Thuấn, thành Phật,
là trang nam tử hào hùng, há chịu bỏ mặc cho
tánh đức này bị vùi lấp trong nhân dục, vĩnh
viễn làm chúng sanh hạ ngu trầm luân trong
biển khổ ư? Nguyện những người: làm cha mẹ,
làm sư trưởng, làm con cái, làm học trò trong
cõi đời ai nấy đều gắng sức thì nước ta thật may
mắn mà toàn cầu cũng may mắn lắm thay!

Trích từ sách Ấn Quang Đại Sư Gia Đình Giáo Dục Pháp Ngữ

0 0 bỏ phiếu
Article Rating
guest
1 Comment
lâu đời nhất
mới nhất bình chọn nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
vũ
2 năm trước đây

phải khẳng định thêm một lần nửa ! tổ sư Ấn Quang .chính là hóa thân của Bồ Tát Đại Thế Chí 100% những lời lẽ chỉ thẳng tắc cho chúng sanh thoát khõi luân hồi .chỉ có Phật .Bồ tát .A la hán .mới có khả năng chỉ dạy một cách hoàn hão như thế này .a di đà Phật

1
0
Bình luận góp ý - hỏi đáp thắc mắc.x
()
x
Zalo HỖ TRỢ