Trích Đoạn Khai Thị – Trích đoạn từ các bài giảng của Lão Hòa Thượng Tịnh Không
MP3 TĐ:271- khoa mục mà người tu Tịnh Độ cần tu
------------------------------------------------------
Lưu ý: Playlist ở dưới sắp xếp theo tứ từ a->z, Trích đoạn bắt đầu bằng ký tự gì hãy tìm theo thứ tự của trích đoạn đó
------------------------------------------------------
TĐ:271- khoa mục mà người tu Tịnh Độ cần tu
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK – tập, 149
Thời gian từ: 01h09:00h14 – 01h15:17:06
“Năng nguyện sở nguyện”, chúng ta phải phát nguyện, có thể phát nguyện là bản thân, là tâm mình, nhất định phải tương ưng với nguyện của Phật A Di Đà.
Bởi thế Tịnh Tông Học hội, lúc thành lập ở Mỹ, tôi viết một bài duyên khởi, đề xuất cương lĩnh tu học, trong cương lĩnh có năm khoa mục. Khoa mục đầu tiên, là Tịnh Nghiệp Tam Phước trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật, đây là nguyên tắc chỉ đạo cao nhất của Tịnh Độ Tông, chúng ta nương vào đó để tu hành, điểm nương tựa đầu tiên, rất quan trọng! Chỉ có ba điều.
Điều thứ nhất: “Hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp”. Tôi dùng ba câu này thực hành vào trong ba nền tảng của Nho Thích Đạo. Hiếu thân tôn sư nên thực hành như thế nào? Thực hiện Đệ Tử Quy là được, bắt đầu hạ thủ từ đây. Từ tâm bất sát, ở đây nói đến giáo dục nhân quả, áp dụng trong Thái Thượng Cảm Ứng Thiên. Câu sau cùng là Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo, tu thập thiện nghiệp. Ba nền tảng của Nho Thích Đạo, cũng không phải tùy tiện nói, có căn cứ. Điều này là pháp nhân thiên, nếu thực hành được điều này, tuyệt đối không đọa vào ba đường ác.
Điều thứ hai là pháp tiểu thừa, đây mới đi vào cửa Phật. Điều đầu tiên chưa vào được cửa Phật, là pháp thế gian. Điều thứ hai đã vào cửa Phật, có ba câu: “Thọ trì tam quy, cụ túc chúng giới, bất phạm oai nghi”, chúng ta bắt đầu thực hành từ đâu? Bắt đầu từ Sa Di Luật nghi.
Điều sau cùng là đại thừa: “Phát tâm bồ đề, thâm tín nhân quả”, nhân quả ở đây nghĩa là niệm Phật thành Phật. Niệm Phật là nhân, thành Phật là quả, tin sâu không nghi ngờ, không phải chỉ nhân quả khác. “Đọc tụng đại thừa, khuyến tấn hành giả”, câu sau cùng này dạy chúng ta phải biết giúp người. Bản thân tu và phải giúp đỡ người khác, tự hành hóa tha. Tam Phước tổng cộng có 11 câu, mười câu đầu là tự lợi, thành tựu chính mình. Câu sau cùng là lợi tha, phải giúp người khác, đây là pháp đại thừa.
Ở sau Đức Phật nói rất hay, ba điều này là “ba đời chư Phật”. Hay nói cách khác, tất cả người tu hành thành Phật. Ba đời là quá khứ, hiện tại, vị lai đều phải nương vào ba điều này. Ba điều này là cương lĩnh chung, nguyên tắc chung, “tịnh nghiệp chánh nhân”, tu nhân chính của giác chánh tịnh. Chúng ta lấy ba điều này làm căn bản.
Thứ hai là Lục hòa, nếu không thể sống hòa thuận với người, không thể vãng sanh, chính là Lục hòa kính. Khoa mục thứ ba là tam học, tam học giới định tuệ. Khoa mục thứ tư là lục độ. Khoa mục thứ năm là Phổ Hiền Bồ Tát thập đại nguyện vương. Năm khoa mục như vậy, người tu Tịnh tông cần phải học tập. Khoa mục không được quá phức tạp, không được quá nhiều. Phức tạp quá nhớ không hết, công phu sẽ không đắc lực, càng ít càng tốt. Trong cuộc sống hằng ngày như xử sự đối nhân tiếp vật, tâm hành không trái với năm khoa mục này, đây là người tu hành tịnh nghiệp chơn chánh. Nhất tâm niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, không ai không vãng sanh. Đây là năng nguyện sở nguyện.