Trích Đoạn Khai Thị – Trích đoạn từ các bài giảng của Lão Hòa Thượng Tịnh Không
MP3 TĐ:300-biết nói không bằng biết nghe
------------------------------------------------------
Lưu ý: Playlist ở dưới sắp xếp theo tứ từ a->z, Trích đoạn bắt đầu bằng ký tự gì hãy tìm theo thứ tự của trích đoạn đó
------------------------------------------------------
TĐ:300-biết nói không bằng biết nghe
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK – tập, 168
Thời gian từ: 00h53:07:04 – 00h57:01:04
Giáo huấn của Phật Bồ Tát, giáo huấn của Tổ sư Đại đức, giáo huấn của thầy giáo, đều tương ưng với kinh giáo. Vậy có thể không tin sao? Có thể không học được sao? Lúc ban đầu mới học tập, bản thân chưa vững vàng, kinh giáo này không thuộc kỹ thì làm sao được? Tôi vừa bắt đầu thầy giáo không cho tôi ghi chép, nói phương pháp cho tôi, lúc nghe kinh, lúc nghe thầy giáo giảng kinh, nhất tâm chuyên chú, nghe hiểu thì tốt, nghe không hiểu cũng được, không nên nghĩ đến nó, không khởi vọng tưởng. Nhất tâm chuyên chú là định, định sanh tuệ. Phải nghe những gì? Phải nghe được những âm thanh ngoài lời thầy giảng. Điều này không dễ dàng! Thầy giáo có âm thanh ngoài lời không? Kỳ thực quí vị xem trước đây chúng ta đọc: Thế Tôn năng diễn nhất âm thanh, hữu tình các các tùy loại giải. Đó không phải là âm ở ngoài lời sao? Lý giải của mỗi người đều không giống nhau, đó là âm ở ngoài lời. Nói với chư vị rằng, mỗi một người nói chuyện đều có âm ở ngoài lời, bản thân quí vị không biết được, người thường nghe cũng không hiểu. Vì sao vậy? Họ có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Nếu như họ không có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, luôn luôn nghe một câu nói, họ đại triệt đại ngộ, họ minh tâm kiến tánh, trong thiền tông có. Người tham thiền ngẫu nhiên nghe người ta hát họ liền khai ngộ. Lúc trời mưa nghe tiếng mưa rơi trên lá chuối, lúc mưa rơi trên lá chuối, họ nghe được, liền khai ngộ. Không định nhân duyên gì. Tâm của họ thanh tịnh. Tâm thanh tịnh mới có được năng lực này, tâm không thanh tịnh thì không được. Thầy giáo giảng kinh, có lúc thực sự rất ít như vậy, thỉnh thoảng có một lần như vậy. Nghe được một chút, có một chút ngộ được, báo cáo với thầy giáo, thầy giáo bảo tôi có nói ra điều này sao? Bản thân thầy giáo không hiểu được. Từ xưa đến nay tình hình này vẫn có, không phải là không có, biết nói không bằng biết nghe. Người biết nói không có khai ngộ, người nghe khai ngộ rồi!