Phim Tại Sao Bồ Đề Đạt Ma Đi Về Hướng Đông

Tại Sao Bồ Đề Đạt Ma Đi Về Hướng Đông? Đây là một bộ phim của Hàn Quốc, được sản xuất và đạo diễn bởi Bae Yong-kyun, giáo sư tại Đại học Dongguk ở Seoul. Được biết đến chủ yếu như một họa sĩ, Bae đã dành bảy năm để thực hiện bộ phim này với một máy quay và chỉnh sửa nó bằng tay. Bộ phim nói về ba nhân vật chính là Haejin (cậu bé mồ côi), Kibong (Tu sĩ trẻ) và Hyegok (Sư phụ). Ba thầy trò cùng sống trong một tu viện trên núi thuộc miền quê yên tĩnh.

Bộ phim ít lời thoại, nó có mục đích khiến người xem phải thắc mắc như một công án thiền. Trong phim ta thấy những công việc rất đỗi đời thường như chẻ củi, rót trà, gieo trồng… biến thành những cơ hội ngộ đạo. Bộ phim khiến ta bị khiêu khích. Như khi vị sư phụ nói về những nguy hiểm của thế giới bên ngoài và lòng người luôn sai lạc vì chỉ nghĩ về cái Tôi, rồi kích thích chúng ta hướng về điều đó. Bộ phim tái tạo lại một kinh nghiệm tham thiền – tham thoại đầu khi phần lớn nói về hai công án thiền. Toàn bộ bộ phim cũng có thể được xem là một công án.

Vị sư phụ chủ yếu cố gắng truyền đạt con đường thực hành thiền tông (từ nghi tới ngộ) thông qua việc sử dụng công án, câu thoại đầu. Câu đầu tiên là: Trước khi cha mẹ chưa sinh, mặt mũi bổn lai ta ra sao? Câu thứ hai là: Khi ngộ rồi, chủ nhân tôi đi về đâu? Vị sư phụ hướng dẫn nhà sư trẻ giữ nghi tình (tình trạng không hiểu không biết) bằng cách nhấn mạnh “giữ công án giữa hai hàm răng, ngay cả khi bị rơi vào lò lửa nung” và khi giải quyết được công án, ta sẽ bước vào một thế giới tuyệt đối với sự bình đẳng, tự do hoàn toàn không thể lay chuyển.

Tin tức về một lễ hội vào ngày trăng tròn đang đến gần, Kibong, người muốn tham dự cùng với cậu bé. Hyegok, rõ ràng cảm thấy khỏe hơn sau lần ngã bệnh vì cứu Kibong bị dòng thác cuốn trôi, đã đồng ý cho họ đi xem, với điều kiện Kibong sẽ tự mình quản lý tốt và không quên mang đủ dầu hỏa cho ông.

Tại lễ hội, Kibong và Haejin xem điệu nhảy mê hoặc, trong khi người ta biết rằng vũ công không ai khác chính là vị sư già, dưới hình thức khác. Đến lúc nửa đêm trăng tròn, Heijin và Kibong tìm đường trở về. Khi trở lại tu viện, cậu bé ngửi thấy mùi thuốc bị cháy, họ nhanh chóng phát hiện ra rằng sư phụ đã viên tịch.

Đúng như lời hứa của anh, mặc dù rất bàng hoàng, bất ngờ nhưng cũng nhờ đó mà anh đã trở nên mạnh mẽ, tràn đầy niềm tin vào tự tâm, ngay lập tức, Kibong đặt nhục thân của sư phụ vào một cái rương gỗ và từ từ bắt đầu một chuyến đi khó khăn lên sườn đồi. Anh ta cõng chiếc rương trên lưng không khác gì cõng một bó củi.

Đến rạng sáng, sau khi thiêu xong, vị sư trẻ quỳ xuống và rê ngón tay qua đống tro tàn. Trong cảnh này, vị sư trẻ đang hoàn toàn bắt gặp sự nhận thức thực sự về cái chết. Anh ta dường như đang tìm kiếm thứ gì đó trong đống tro tàn, và tìm thấy vài mảnh xương nhỏ xíu còn sót lại cuối cùng. Có lẽ, đây là xá lợi của vị sư phụ. Nhà sư trẻ thu thập những chiếc xương này và nghiền chúng thành bột. Sau đó, anh ta đi bộ xuyên qua khu rừng, rải rác xương bột trên mặt nước, đất, cây và thực vật.

Khi nhà sư trẻ xới tung xương bột của thầy, anh ta đưa thầy trở về vị trí ban đầu. Vị trí ban đầu của thầy ở khắp mọi nơi, giống như khuôn mặt ban đầu của ông là tất cả. Với hành động này, vị sư trẻ cuối cùng cũng giải quyết được công án thầy cho và đạt được sự bình yên không thể lay chuyển (kiến tánh). Sau đó, ông trở lại tu viện, tìm kiếm Haejin, giao cho cậu bé một ít tài sản còn lại của sư phụ. Về phần ông, sẽ ra đi!

Trong chuỗi cuối cùng, chúng ta thấy sự tiến bộ vượt bậc của cậu bé. Trong một cảnh sinh hoạt, cậu bé tái hiện lại sự kiện tối hôm trước bằng cách đốt vài vật dụng cá nhân của sư phụ. Cậu bé đã thực hiện thu nhỏ những gì nhà sư trẻ đã làm vào đêm hôm trước. Trong hành động này, cậu bé nhớ lại những lời dạy của sư phụ và hiểu được bản chất của vô thường. Cậu thức dậy vào ngày hôm sau và đi ra suối để lấy nước. Như thường lệ, người bạn đồng hành của con chim chết kêu ríu rít để đánh lạc hướng cậu ta, nhưng lần này cậu bé thậm chí không chú ý đến nó nữa. Hiểu lẽ vô thường, cậu ta vào phòng của sư phụ và đóng cửa lại. Một vị lão sư cũ đã nhập diệt và thay thế vào đó là một vị sư trẻ mới bắt đầu. Con chim bay đi, báo hiệu sự giải thoát. Con bò lang thang (vốn luôn được thể hiện trước đây trong bóng tối) nay trở về dưới ánh sáng bầu trời, được chăn dắt bởi một người đàn ông (có lẽ là Kibong). Nó cũng đã tìm thấy hòa bình. Thay vì phải đối mặt với sự lựa chọn giữa giam cầm hoặc trốn thoát, những đam mê mù quáng giờ đây được trông nom bởi một người mắt sáng. Câu hỏi cuối cùng của Haejin: “Sư huynh định đi đâu?” Không đáp lời nào, ông đưa tay chắn ngang lông mày, nhìn về phía mặt trời. Cậu bé nhìn theo và Kibong biến mất. Phải chăng ông ta đi bảo nhậm?

Phim đoạt giải tại Liên Hoan Phim Quốc Tế Locarno 1989, giải Golden Leopard (giải con báo vàng cho phim hay nhất) và giải thưởng của Ban Giám Khảo (Prize of the Ecumenical Jury).

0 0 bỏ phiếu
Article Rating
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Bình luận góp ý - hỏi đáp thắc mắc.x
()
x
Zalo HỖ TRỢ