Phật Học Vấn Đáp – HT Tịnh Không (từ 2000, 2001, 2004)

1. Sách Phật Học Vấn Đáp

Nhóm Hoa Tạng Giảng Ký cung kính ghi chép
Download .doc: Phat-Hoc-Van-Dap-HT-Tinh-Khong-Nhom-Hoa-Tang-Ghi.doc
Download .pdf: Phat-Hoc-Van-Dap-HT-Tinh-Khong-Nhom-Hoa-Tang-Ghi.pdf

2. Học Phật Vấn Đáp 2004

  • Tác Giả: Pháp Sư Tịnh Không
  • Địa điểm: Hiệp Hội Phật Đà Giáo Dục Hồng Kông
  • Thời gian: 30-7-2004

Học Phật Vấn Đáp MP3 – HT Tịnh Không giảng năm 2004

01 02 03 04

Youtube

3. Phật Học Vấn Đáp 2000

  • Tác Giả: Pháp Sư Tịnh Không
  • Địa điểm: Hội Phật Giáo Cư Sĩ Lâm Tân Gia Ba
  • Thời gian: 25-9-2000

Phật Học Vấn Đáp MP3 năm 2000

01 02 03 04 05

Youtube

4. Phật Học Vấn Đáp ngày 6-7-2001, 30-10-2000

  • Video 1:

Trả lời 7 câu hỏi của Tạp Chí “Từ Bi” Malaysia
Thời gian: ngày 6-7-2001
Địa điểm: Tại cư sĩ Lâm Singapore

  • Video 2: 

Địa điểm: Cư sĩ Lâm Singapore
Tâm ma ở trong tâm thì làm thế nào tâm Phật thắng tâm ma. Phật thường ở trong tâm tất cả đều theo thiện. Nếu có người làm ác phải làm gì để họ theo thiện mà bỏ ác …

  • Video 3:

Trả lời những vấn đề có liên quan đến việc nạo phá thai
Thời gian: ngày 30-10-2000
Địa điểm: Cư sĩ Lâm Singapore

Phật Học Vấn Đáp MP3

01 02 03

Youtube

Bài ghi chép những câu trả lời của Lão Hòa Thượng Tịnh Không giải đáp
vấn đề học Phật cho các bạn đồng tu. Bài này chưa được lão hòa thượng
giám định, chỉ là do Nhóm Ghi Chép Bài Giảng Hoa Tạng nghe băng ghi
âm rồi chép ra, biên soạn sơ khởi thành cuốn sách nhỏ này để cúng dường
độc giả.
—o0o—
1.NIỆM PHẬT
Hỏi: Nếu mỗi ngày ngủ sớm dậy sớm, cả ngày nỗ lực quy y chiêm ngưỡng,
tu hành đúng như lời dạy, diễn giảng cho người khác biết, nhưng từ trước
đến giờ chưa dự Phật thất hay tinh tấn niệm Phật suốt đêm, xin hỏi như vậy
có thể vãng sanh Tây phương không?
Ðáp: Dĩ nhiên là có thể. Tại vì trong ‘ngũ kinh nhất luận’1
không có nói
phải tham dự Phật thất mới có thể vãng sanh, và cũng không nói nhất định
phải niệm Phật suốt đêm mới có thể vãng sanh. Chúng ta phải y theo pháp
chớ không y theo người. 21-90-09

Hỏi: Má con đã niệm [câu] ‘Diệu Pháp Liên Hoa Kinh’ bằng tiếng Nhật hết
hai mươi năm, xin hỏi nên khuyên má con niệm Phật cầu sanh Tịnh Ðộ như
thế nào?
Ðáp: Ðiều này rất quan trọng, bạn nên lấy việc lợi ích của sự niệm Phật nói
cho bà biết. Niệm [câu] ‘Diệu Pháp Liên Hoa Kinh’ bằng tiếng Nhật thuộc
phái Nhật Liên Tông. Quan trọng nhất vẫn là niệm Phật cầu sanh Tịnh Ðộ,
nếu không niệm Phật cầu sanh Tịnh Ðộ thì uổng phí mất đời này. 21-90-13
Hỏi: Nghiệp chướng cứ hiện ra hoài, xin hỏi đây có phải là vì niệm Phật
có công phu không?
Ðáp: Không nhất định [như vậy], phần nhiều khi nghiệp chướng hiện ra
đều làm chướng ngại cho sự dụng công. Khi công phu đắc lực rồi, nghiệp
chướng có thể hiện ra để khảo nghiệm bạn. Ai đến khảo nghiệm? Những
oan gia chủ nợ đời quá khứ; công phu của bạn đắc lực gần đến Cực Lạc thế
giới, họ lo sợ nên đến phá rối, mong cản trở được bạn. Phần nhiều khi công
phu tu hành đắc lực thì thường phát sanh hiện tượng này. Khi gặp những
chuyện này, chúng ta phải thương lượng với oan gia chủ nợ, hy vọng họ
đừng gây chướng ngại, khi chúng ta tu hành có kết quả vãng sanh Cực Lạc
thế giới sẽ trở lại độ họ, thường thường họ đều đồng ý tiếp nhận. Bạn vãng
sanh về Cực Lạc thế giới sẽ có năng lực để phổ độ chúng sanh. 21-90-41
—o0o—
2.TU TRÌ
Hỏi: Khi nghe kinh Vô Lượng Thọ [con] cảm thấy rất quen thuộc, có thể
khế nhập, nhưng khi nghe kinh Hoa Nghiêm thì cảm thấy rất xa lạ. Xin hỏi
có phải tại cảnh giới chưa tới?
Ðáp: Ai cũng có đời quá khứ và hiện tại, các bạn đồng tu học Phật chắc
chắn không phải đời này mới bắt đầu học Phật, thiện căn của mỗi người đều
rất sâu dày. Các pháp môn mà bạn tu trong đời quá khứ, đời này gặp lại sẽ
cảm thấy rất quen thuộc, rất ưa thích; ngược lại nếu chưa học qua, đời này
gặp được sẽ cảm thấy rất xa lạ. Việc bạn hỏi đại khái là đời quá khứ đã tu
học [pháp môn] Tịnh Ðộ, đã niệm kinh Vô Lượng Thọ rất nhiều lần rồi, cho
nên khi vừa gặp liền sanh tâm hoan hỷ. Có lẽ lúc trước chưa học qua kinh
Hoa Nghiêm, cho nên khi bắt đầu đọc thì cảm thấy rất xa lạ, nguyên nhân là
ở chỗ này. 21-90-03
Hỏi: Thâm Chấn (gần Hương Cảng) là một thành phố có nền kinh tế khá
phát triển, có rất nhiều ‘Phật sống, Pháp Vương Mật Tông’ đến hóa duyên.
Rất nhiều bạn học Tịnh Tông đi quán đảnh, xin hỏi làm như vậy đúng
không?
Ðáp: Ðây là nhân duyên của mỗi người không giống nhau, không thể bàn
luận; nhưng phải hiểu rõ ý nghĩa chân chánh của sự quán đảnh không phải ở
hình thức. Trên hình thức, nếu tưới một chút nước lên đầu liền được khai
ngộ, như thế chúng ta học kinh giáo làm chi cho cực nhọc quá vậy! Ðức
Phật Thích Ca Mâu Ni đâu cần phải thuyết kinh giảng pháp hết 49 năm, mỗi
ngày tưới một chút nước lên đầu thì được rồi. [Vì vậy chúng ta] phải hiểu rõ
đạo lý.
Bạn đi nhận sự quán đảnh, họ đem một chút nước tưới lên đầu bạn,
bạn có thiệt khai ngộ không? Nếu khai ngộ được thì rất có công hiệu đấy!
Lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ là Thượng Sư Mật Tông đã giải thích rất rõ trong
quyển Chú Giải Kinh Vô Lượng Thọ: ‘quán’ là từ bi gia trì, ‘đảnh’ là pháp
môn hạng nhất, thù thắng nhất trong Phật pháp. Quán đảnh là đem tinh hoa
của Phật pháp truyền giao cho bạn, chứ không phải là tưới nước lên đầu.
Hiểu được điều này, mỗi ngày chúng ta đem kinh Vô Lượng Thọ hoặc
kinh A Di Ðà từ đầu tới đuôi niệm một lần tức là đức Phật A Di Ðà đã ‘quán
đảnh’ một lần cho chúng ta, niệm hai lần là ngài quán đảnh hai lần cho
chúng ta. Ðó không phải là ‘Mật Tông Nhân Ba Thiết’ (Rinpoche)2
hay
‘Phật Sống’ quán đảnh cho bạn mà là đức Phật A Di Ðà quán đảnh cho bạn,
thập phương chư Phật Như Lai quán đảnh cho bạn. Cho nên nhất định phải
hiểu đạo lý của Phật pháp, phải biết cách tu học như thế nào mới đúng.
Bạn hiểu được thì tốt, khi gặp bạn bè họ hàng cũng nên đem những
đạo lý này giải thích rõ ràng cho họ nghe. Còn vấn đề họ đi hay không thì
mỗi người có nhân duyên riêng, không nên cản trở, như vậy thì mới
được. 21-90-07
Hỏi: Thâm Chấn thường có pháp sư đến để kết duyên và giảng pháp, phần
lớn các bạn đồng tu Tịnh Tông cũng có đi nghe. Xin hỏi như vậy có phải là
không chuyên nhất hay không?
Ðáp: Ðiều quan trọng nhất trong sự tu học Phật pháp là ‘Nhất môn thâm
nhập, trường thời huân tu’ (Ði sâu vào một môn, huân tu suốt thời gian dài),
tốt nhất là theo học một vị thầy. Khi nào mới có thể tách rời khỏi thầy
giáo? Tiêu chuẩn của người xưa là phải khai ngộ, tức là minh tâm kiến tánh,
đại triệt đại ngộ, lúc đó bạn đã tốt nghiệp rồi. Hồi xưa gọi là ‘xuất sư’, nghĩa
là có thể lìa khỏi thầy giáo. Nếu bạn chưa minh tâm kiến tánh thì không thể
tách rời khỏi thầy; nếu tách rời thì bạn nhất định sẽ đi sai đường.
Ðiều kiện khi tu học trong Tịnh Ðộ Tông không cao như vậy, chỉ cần
đạt đến mức công phu thành phiến (thành khối), tự mình nắm chắc sẽ vãng
sanh Tây phương Cực Lạc thế giới, ai giảng kinh bạn cũng có thể nghe
được, chỗ nào bạn cũng có thể đi được, vì không có phương hại. Nếu tự
mình không thể nắm chắc việc vãng sanh Cực Lạc thế giới nên chuyên tu tốt
hơn, cũng có nghĩa là đừng rời khỏi thầy giáo. Ai là thầy của mình? A Di
Ðà Phật. A Di Ðà Phật ở đâu? Tức là kinh Vô Lượng Thọ, do đó mỗi ngày
đều phải đọc tụng, ngày ngày phải suy nghĩ, phải hiểu đạo lý và phương
pháp dạy trong kinh, y theo đó mà tu hành. Những gì Phật dạy, chúng ta
nhất định phải nghiêm cẩn nỗ lực làm theo; những gì Phật dạy đừng làm,
chúng ta nhất quyết không làm, chỉ cần thời gian hai ba năm thì bạn sẽ có
thể nắm chắc việc vãng sanh.
Pháp môn Tịnh Ðộ thành công nhanh, chúng ta xem ‘Tịnh Ðộ Thánh
Hiền Lục’ và ‘Vãng sanh truyện’, có rất nhiều người niệm Phật từ 3 đến 5
năm liền vãng sanh. Ðã có bạn đồng tu hỏi tôi: ‘Có phải là họ tu Tịnh Ðộ
Tông thọ mạng chỉ có 3 năm hoặc 5 năm thì vừa đúng lúc vãng sanh?’ Tôi
trả lời không hẳn là vậy, đâu có chuyện tình cờ ngẫu nhiên như vậy! Tại sao
họ niệm Phật mới 3 năm, 5 năm thì đều vãng sanh? Vì họ làm đủ những
điều kiện để vãng sanh, tất cả vọng tưởng đều dứt hết, hoàn toàn không lưu
luyến tất cả những người và sự việc ở trên thế gian này, cho nên mạng sống
không thèm nữa, vãng sanh sớm hơn. Vì chỉ cần so sánh hai thế giới, một
bên vô cùng vui sướng, một bên vô cùng khổ não, có thể đi đến Cực lạc thế
giới vô cùng vui sướng, tại sao phải ở lại thế giới vô cùng khổ não để chịu
khổ? Nhưng cũng có trường hợp ngoại lệ, có thể đi mà không đi; đó là vì rất
nhiều người ở thế giới này có duyên [với họ] đang cần giúp đỡ nên họ ở lại
để giúp những người này và vãng sanh trễ đi. Nếu ở thế gian này không có
duyên thì sẽ đi sớm hơn. Hiểu rõ
không thanh tịnh, trong lời nói vẫn còn phiền não. Con nghĩ cách tu này cắt
đứt pháp duyên với chúng sanh, cách khổ hạnh này rất đáng thương hại. Xin
hỏi phương pháp tu hành này đúng không?
Ðáp: Cách suy nghĩ của bạn rất đúng. Mục đích của sự cấm ngữ là để
chuyên tâm và xa lìa sự khuấy nhiễu của ngoại cảnh. Tuy miệng không nói
chuyện nhưng còn dùng bút để trao đổi ý kiến với người khác, như vậy quá
phiền phức, không bằng nói chuyện tiện hơn! Cách cấm ngữ của ông ta chỉ
là hình thức, còn trong tâm thì không chấm dứt [nói chuyện]. Tổ sư đại đức
dạy chúng ta tu hành phải tu từ căn bản, căn bản là tâm địa, mục đích yêu
cầu là trong tâm phải được thanh tịnh, tâm địa không ô nhiễm, tâm địa xa lìa
duyên bên ngoài. Trên hình thức khi gặp chúng sanh có duyên thì phải giúp
đỡ, cấm ngữ cũng vẫn có thể giúp đỡ. Giúp những người nào? Những
người nói chuyện tào lao nhiều quá. Thấy người khác không nói chuyện,
nói chuyện nhiều không bằng nói ít, nói ít không bằng không nói. Nhưng
phải khế cơ. Nếu bạn làm không khế cơ thì sự biểu diễn này vô ích, không
ai hiểu được, không ai có thể được cảm hoá.
Nói tóm lại, những gì tâm mình nghĩ, những hành động mình làm nhất
định phải tạo lợi ích cho chúng sanh; nếu không có lợi ích cho chúng sanh
thì mình không làm. Thời gian và sức lực của chúng ta có hạn, nên làm
những việc có lợi ích đối với xã hội đại chúng, cảm hóa xã hội đại chúng.
21-90-08
Hỏi: Sau khi làm theo phương pháp quán tâm, tạp niệm vọng tưởng ít đi,
có thể duy trì trạng thái không niệm và vô niệm. Người xưa có nói: ‘Khởi
tâm động niệm là Thiên ma, không khởi tâm động niệm là Ấm ma, đến lúc
khởi không được nữa là Phiền não ma’. Có niệm và không niệm hình như
đối nghịch nhau, xin hỏi rốt cục thì như thế nào mới đúng? Và Thiên ma,
Ấm ma, và Phiền não ma là gì?
Ðáp: Trong kinh Lăng Nghiêm giải thích ý nghĩa của danh từ ‘ma’ rất rõ
ràng. Kinh Lăng Nghiêm nói bất luận cảnh giới gì hiện ra, nhất quyết đừng
nên chấp trước, như vậy mới đúng. Hơn nữa kinh Kim Cang có nói: ‘Phàm
cái gì có tướng đều là hư vọng’.
Lìa khỏi vọng tưởng, chấp trước thật không dễ, Tịnh Ðộ Tông dạy
chúng ta chấp trì danh hiệu, chuyên trì danh hiệu của đức Phật A Di Ðà, tất
cả những thứ khác ngoài việc này ra đều đừng nên chấp trước, đây là một
phương pháp rất hay. Dùng một câu ‘A Di Ðà Phật’ đem đổi tất cả những
chấp trước khác, cách này dễ làm, nên pháp môn Niệm Phật được gọi là ‘Dị
hành đạo’ (pháp môn dễ thực hành). Phật dạy chúng ta giữ vững câu Phật
hiệu này mãi cho đến lúc mạng sống gần chấm dứt cũng vẫn còn niệm câu A
Di Ðà Phật, đợi đức Phật lại tiếp dẫn, sau khi đến Cực Lạc thế giới rồi mới
buông bỏ hết tất cả chấp trước. Chúng ta có thể dùng phương pháp này để
đạt được Tây phương Tịnh độ, phương pháp này mới chắc chắn, đáng tin mà
lại rất nhanh chóng; quả vị của sự thành công vãng sanh đến cõi Cực Lạc
không thể tưởng tượng nổi, vượt hơn sự thành tựu của tất cả pháp môn
khác. Chánh nhân là như vậy nên mười phương thế giới chư Phật Như Lai
đều tán thán đức Phật A Di Ðà. 21-90-15
Hỏi: Giữa Tứ Niệm Xứ của Tiểu thừa, Thiền của Ðại thừa, Ðại Thủ Ấn
của Mật giáo, và Pháp môn Quán Tâm có chỗ nào khác nhau? Có thể lấy
chỗ dư bù đắp chỗ thiếu, bổ túc lẫn nhau hay không?
Ðáp: Danh từ, thuật ngữ, và phương pháp của mỗi tông phái không giống
nhau nhưng đều có chung một mục tiêu, tinh thần, và nghĩa thú (ý nghĩa và
đường hướng). Tứ niệm xứ thuộc về Thiền. Thiền là gì? Trong [Pháp Bảo]
Ðàn Kinh, Lục Tổ có nói: ‘Bên ngoài không trước tướng là thiền, bên trong
không động tâm là định’. Kinh Kim Cang nói: ‘Bất thủ ư tướng, như như
bất động’. ‘Bất thủ ư tướng’ (không chấp tướng) là ‘thiền’, ‘như như bất
động’ là ‘định’. Không bị ngoại cảnh mê hoặc, không kể là cảnh thuận hoặc
cảnh nghịch khi lục căn tiếp xúc cảnh giới của lục trần đều không bị ảnh
hưởng, lay động, và quấy nhiễu là ‘thiền’; vĩnh viễn giữ được tâm thanh
tịnh, không sanh vọng tưởng, phân biệt, và chấp trước là ‘định’.
Những pháp môn này có thể bổ túc và thành tựu cho nhau, nhưng tu
hành thì nhất định phải ‘Ði sâu vào một môn’ (Nhất môn thâm nhập). Thiệt
ra một môn có đầy đủ tất cả các môn khác, nhất quyết không được tu hai ba
pháp môn cùng một lượt. Cho nên tu học nhất định phải lựa chọn pháp môn
thích hợp với mình, thích hợp với công việc và trình độ trước mắt [sẵn có]
của mình. Như vậy thì dễ thành tựu hơn. 21-90-15
Hỏi: [Con] coi rất nhiều sách Phật, xin hỏi như vậy có gây chướng ngại cho
sự tu học của mình hay không?
Ðáp: Chuyện này hoàn toàn tùy thuộc từng cá nhân. Nếu bạn coi nhiều
quá, bao gồm rất nhiều phương diện nhưng tâm địa vẫn thanh tịnh, không có
phân biệt, chấp trước thì không chướng ngại. Nếu tâm địa không thanh tịnh
thì tốt nhất phải nên xả bỏ [việc coi sách] 21-90-23
Hỏi: Nhà Phật nói: ‘Tướng chuyển theo tâm’, pháp sư nói chúng ta có thể
dùng tướng mạo của mình để xem xét và đối chiếu với công phu tu hành.
Xin hỏi có phải những người tu hành có tướng mạo xấu thì công phu tu hành
cũng không tốt lắm?
Ðáp: Không hẳn vậy, tại vì tướng mạo của mỗi người có liên quan đến
phước báo tu đời trước. Trước 40 tuổi, tướng mạo tốt xấu là do định sẵn từ
đời trước, đây là phước báo của đời trước; sau 40 tuổi tướng mạo tốt xấu là
do mình. Ðạo lý của câu này là ở chỗ nào? Từ khi sanh ra trong vòng 40
năm này, tâm hạnh thiện ác nhất định ảnh hưởng đến tướng mạo của bạn.
Cho nên lúc trẻ tướng mạo rất đẹp, lúc lớn tuổi tướng mạo chưa chắc đã
đẹp. Tướng mạo có thể biến đổi, biến tốt hoặc biến xấu cùng tâm hạnh (sự
khởi tâm động niệm, hành vi sanh hoạt) của mình có liên hệ nhân quả rất
mật thiết.
Phật nói Bồ Tát tu hành thành Phật đặc biệt dùng thời gian một trăm
kiếp để chuyên tu 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp. 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp là
quả thiện có được từ nhân thiện. Tại sao Phật phải dùng thời gian lâu như
vậy để tu tướng đẹp? Ðây là một sự thị hiện, là biểu diễn cho chúng ta xem.
Chúng sanh ai cũng đều hy vọng dung mạo của mình tốt đẹp, thân thể khỏe
mạnh, đức Phật bèn thị hiện ra những thứ này để dạy cho chúng sanh biết tu
nhân gì thì có thể được quả báo tướng mạo tốt đẹp; nếu bạn tu nhân này nhất
định sẽ có được quả báo tốt như vậy. 21-90-40
Hỏi: Những người tu hành có tướng mạo hơi xấu, xin hỏi phải làm thế nào
để khắc phục tâm lý tự ti của mình?
Ðáp: Nếu muốn tiêu trừ phiền não tự ti này chỉ có cách nhất tâm niệm Phật,
đừng suy nghĩ đến tướng mạo tốt xấu. Chúng ta niệm Phật tu nhân chứng
quả, quả báo này là cứu cánh viên mãn. Hiện nay tướng mạo xấu xí một
chút cũng không sao, khi đến Cực Lạc thì sẽ có tướng mạo vô cùng xinh
đẹp. Mỗi tượng của Thập Bát (18) La Hán và Ngũ bá (500) La Hán có một
hình tướng khác nhau, rất nhiều vị có hình tướng vô cùng kỳ dị quái gở,
nhưng họ có từ bi trí huệ nên cũng không khó coi cho lắm. Hiểu được đạo
lý này thì đừng sanh tâm phân biệt chấp trước trên tướng tốt và xấu, chỉ cần
nhất tâm niệm Phật, dần dần rồi thân thể và dung mạo của mình sẽ thay đổi,
ngay cả mình cũng không biết nữa.
Kinh Vô Lượng Thọ nói khi sanh đến Cực Lạc thế giới thì dung mạo
đều giống nhau. Tại sao dung mạo lại giống nhau? Tại vì người ở tha
phương thế giới có dung mạo tốt đẹp thì thường sanh tâm ngạo mạn, dung
mạo không đẹp thì sanh tâm tự ti xấu hổ. Ðức Phật A Di Ðà đại từ đại bi,
dẹp bỏ việc này ở Cực Lạc thế giới. Cho nên khi sanh đến Cực Lạc thế giới,
dung mạo của mỗi người đều giống đức Phật A Di Ðà, một chút xíu cũng
không khác. Nếu dung mạo của ai cũng giống nhau có thể nào lẫn lộn
không? Khi đến Cực Lạc thế giới mọi người đều có đầy đủ trí huệ và sáu
thứ thần thông nên tuyệt đối sẽ không lẫn lộn. 21-90-40

—o0o—
3.TỬ SANH
Hỏi: Lúc còn sống có ý muốn hiến bộ phận trong thân thể cho người, xin
hỏi lúc trước và sau khi lâm chung giải phẫu để lấy bộ phận này sẽ ảnh
hưởng đến sự vãng sanh không?
Ðáp: Nếu lúc lâm chung và giải phẫu lấy bộ phận trong cơ thể, tâm bạn
không có một tí sân giận gì cả thì bạn có thể làm chuyện này. Nếu lúc đó
bạn lại cảm thấy đau đớn, lại hối hận, thì bạn không thể vãng sanh đến Cực
Lạc thế giới, đây là một chuyện rất mạo hiểm. Khi bạn hiến bộ phận trong
cơ thể cho người, bất quá chỉ giúp cho một người kéo dài sanh mạng vài
năm mà thôi; nếu bạn có thể thành Phật, những chúng sanh trong hư không
pháp giới được bạn độ không biết nhiều đến mức nào. Bài toán này [chúng
ta] phải biết tính! 21-90-08
Hỏi: Con niệm Phật cầu vãng sanh, nhưng trong nhà có cúng tiên, đây là
cơ duyên nhiều đời truyền lại. Xin hỏi lúc lâm chung làm thế nào mới có thể
tránh gây chướng ngại cho việc vãng sanh?
Ðáp: Ở Hương Cảng tôi đã gặp qua việc này. Một Phật tử vô cùng thuần
thành, trong nhà có cúng Hồ Tiên, hình như là trước khi học Phật thì đã cúng
rồi. Hồ Tiên giúp đỡ cho họ, có ân đức đối với họ, sau khi học Phật rồi cũng
không bỏ được. Như vậy thì nên tiếp tục cúng không? Trên tình trên lý đều
có thể. Mỗi ngày bạn tụng kinh niệm Phật cho Hồ Tiên nghe, khuyên Hồ
Tiên cũng niệm Phật cầu sanh Tịnh Ðộ, đây là chuyện tốt, bạn cũng độ cho
họ. Hồ Tiên tuy là tiên, nhưng cũng chưa thoát khỏi sáu nẻo luân hồi, khi
phước báo và thọ mạng hưởng hết rồi cũng phải đọa lạc, không thể giải
quyết vấn đề. Chúng ta cúng những vị tiên quỷ thần này, có thể nhờ họ làm
thần hộ pháp, đem họ thờ ở hai bên tượng Phật, mỗi ngày mời họ làm công
khoá sáng tối với mình, không cần đuổi họ đi. Vì vậy lúc làm công khoá
sáng tối bạn phải làm hết lòng, nếu không họ sẽ giận và trừng phạt bạn; phải
nghiêm cẩn thực hành, tự lợi lợi tha, tự và tha hai bên đều được lợi.
Phần đông các bạn đồng tu ở nhà ai cũng cúng bài vị tổ tiên, chư Phật
Bồ Tát đều tán thán việc này. Bài vị tổ tiên cũng đặt ở hai bên tượng Phật;
chúng ta cúng Phật và cúng tổ tiên, kính Phật và kính tổ tiên. Kính Phật là
tôn sư, kính tổ tiên là hiếu đạo, cả hai đều đúng như pháp hết, đáng được đề
xướng. Trong giảng đường của chúng ta ở Tân Gia Ba có đặt hai bài vị
chung, một bài vị cho trăm họ của dân tộc Trung Hoa, còn bài vị kia cho tổ
tiên của nước Cộng Hòa Tân Gia Ba. Phật dạy chúng ta hiếu dưỡng phụ
mẫu, phụng sự sư trưởng; chúng ta nhớ hoài không quên, như vậy là làm
theo lời dạy của Phật Ðà. 21-90-08
Hỏi: Xin hỏi thế nào gọi là ‘Hoàn thọ sanh trái’? (trả nợ thọ sanh) Có
nhiều thầy [sư] chuyên môn nhờ vào việc này để làm Phật sự, nói ‘thiếu nợ
âm’ phải tụng kinh Kim Cang, và còn nói có thể chuyển định nghiệp. Con
đã nhiều lần khuyên vị pháp sư này nhưng vị này vẫn không chịu, con nên
làm thế nào?
Ðáp: Ðiều bạn nói gọi là ‘nợ thọ sanh’, đại khái là thiếu nợ của quỷ, thiếu
nợ người qua đời. Trả nợ là chuyện tốt, nợ nần trước sau gì cũng phải trả,
nhưng phải biết đừng nên thiếu nợ nữa, phải biết đạo lý này.
Các bạn đồng tu học Phật đều hiểu được cho dù đời này chúng ta
không thiếu nợ chúng sanh, nhưng trong những đời quá khứ cơ hội tiếp xúc
với Phật pháp rất ít, cơ hội không biết đến Phật pháp thì lại rất nhiều, làm
sao có đạo lý không tạo nghiệp được? Trong vô lượng kiếp qua đã kết oán
thù với tất cả chúng sanh, nợ nần xích mích không biết là bao nhiêu mà tính.
Cho nên đường bồ đề có đầy chông gai, đâu cũng là nhân duyên gây chướng
ngại cho đạo nghiệp, nhân này là từ những nghiệp không thiện đã tạo trong
đời trước.
Ðức Phật dạy chúng ta đem tất cả công đức của mình có được khi tu
hành, tụng kinh, lạy Phật đều hồi hướng cho họ, những việc thiện gì bạn làm
đều cho họ hết, đây là để trả nợ. Nhưng bài kệ hồi hướng phải từ nội tâm
chân thành phát ra lời sám hối thì việc hồi hướng mới có hiệu quả; nếu chỉ
nói ngoài miệng mà trong tâm không chân thành thì không ích lợi gì hết. Từ
hôm nay trở về sau khi chúng ta khởi tâm động niệm và hành động, tất cả
đều để làm lợi ích cho tất cả chúng sanh, cho Phật pháp, trong đó không làm
sai việc gì, công đức ngày hôm nay mới có thực chất để hồi hướng. Hai câu
‘Trên báo bốn ân nặng, dưới độ ba đường khổ’ bao gồm hết tất cả ân nhân
và oan gia chủ nợ. Kẻ có ân thì bạn hồi hướng cho họ để trả ân; kẻ có oán
thì bạn hồi hướng cho họ để giải trừ oan nợ. Cho nên nhất định phải phát
xuất từ nội tâm, dùng tâm ‘chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, từ bi’ mà hồi
hướng.
Còn vấn đề chuyển định nghiệp là không thể được, trong kinh điển
Phật có ghi rằng cho đến đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng không thể chuyển
định nghiệp được. Hơn nữa khi chúng ta khuyên mà người ta không chấp
nhận, bổn phận của mình đã làm hết sức rồi, tiếp nhận hay không là chuyện
của người ta. Thí dụ khi khuyên người nhà hay thân bằng quyến thuộc,
khuyên một lần hai lần nếu không nghe thì đừng khuyên nữa, nếu cứ tiếp tục
thì có thể sanh ra xích mích, bất hòa. Nên làm thế nào? Nên tự mình hết
lòng nỗ lực tu học và làm gương tốt cho mọi người xem. Hai ba năm sau
gặp trở lại, khi họ nhìn thấy bạn tốt hơn họ, họ sẽ nghĩ chắc là vì bạn tu hành
rất tốt nên mới được như vậy, [từ đó] ý niệm của họ sẽ thay đổi.
Ở Ðài Loan và Trung Quốc, tôi có rất nhiều bạn bè quen biết từ lúc
mười mấy tuổi, lúc trước họ không tin Phật, khi thấy tôi học Phật đều nói:
‘Tại sao ông lại mê tín vậy?’. Hiện nay họ gặp tôi lại nói: ‘Ông đúng rồi’,
nên bây giờ tôi biếu tặng kinh điển Phật giáo họ đều xem, như vậy là chúng
ta đã làm gương tốt cho họ bắt chước theo.
Thế nên độ quyến thuộc họ hàng không thể độ liền được, mới bắt đầu
khuyên không nghe thì qua vài năm sau khuyên lại có thể họ sẽ nghe.
Người lớn tuổi kinh lịch nhiều, gặp khó khăn nhiều thì dễ nghe khuyên hơn.
Người nhỏ tuổi còn sung sức, tâm háo thắng còn mạnh, không dễ tiếp nhận,
chúng ta phải có nhẫn nại chờ đợi. 21-90-08
Hỏi: Xin hỏi người mất rồi thì nhất định phải ‘trả thọ sanh kinh’ không?
Chuyện này có thật không?
Ðáp: Không có chuyện này, đây là tập tục truyền thuyết trong dân gian,
trong kinh điển không có nói như vậy. Ðức Phật rất từ bi biết được thời mạt
pháp ma đến để nhiễu loạn, chúng sanh không biết đối phó, nên dạy cho
chúng ta ‘Tứ Y Pháp’ (Bốn nguyên tắc để noi theo). Thứ nhất ‘Y pháp bất y
nhân’ (Noi theo pháp chứ không theo người). Pháp là kinh điển, kinh không
nói như vậy thì chúng ta không tin. Nhưng kinh điển quá nhiều, chúng ta y
theo bộ kinh nào? Lúc đức Phật Thích Ca còn tại thế, nếu người ta có thắc
mắc thì có thể trực tiếp hỏi đức Phật. Ngài là thầy thuốc, chúng ta là bịnh
nhân, ngài viết toa thuốc cho chúng ta, chúng ta dựa theo toa thuốc mà uống,
uống thuốc rồi thì hết bịnh. Hiện nay Phật không còn, tất cả kinh điển nhiều
như vậy đều là toa thuốc của ngài viết ra cho mọi người. Vì vậy phải biết
mình bị bịnh gì, trong nhiều toa thuốc như vậy phải nên chọn thứ nào và bỏ
thứ nào. Nhất định không được lấy hết [tất cả toa thuốc]; uống hết những
thứ thuốc này thì nhất định phải chết chứ không còn cách nào khác.
Phật dạy chúng ta lựa chọn theo một phương châm:
‘Thời Chánh pháp, Giới Luật thành tựu;
Thời Tượng pháp, Thiền Ðịnh thành tựu;
Thời Mạt pháp, Tịnh Ðộ thành tựu..’
Chúng ta hôm nay sanh trong thời Mạt pháp thì nên theo pháp môn
Tịnh Ðộ, đây là noi theo nguyên tắc mà đức Phật Thích Ca dạy cho chúng
ta.
Tịnh Ðộ có năm kinh và một luận; cũng không cần phải học hết toàn
bộ, noi theo một thứ thì được rồi. Trong sáu quyển này (năm quyển kinh và
một quyển luận), quyển nào thích hợp với mình, khi đọc lên liền hoan hỷ, có
thể hiểu được, y theo lời dạy mà làm theo. Ði sâu vào một môn (Nhất môn
thâm nhập) thì có thể thành tựu. Ðừng nên chọn lấy quá nhiều, có câu nói
‘ăn nhiều không tiêu’. Chúng ta chọn một trong năm kinh một luận của
Tịnh Tông, nhất định phải y theo lý luận và phương pháp trong kinh mà tu
học thì mới có thể thành công. 21-90-09
Hỏi: Xin hỏi người ta mất rồi, linh hồn từ chỗ nào vãng sanh?
Ðáp: Trong kinh Phật nói có rất nhiều chỗ. Lúc lâm chung xét nghiệm kỹ
càng nếu linh hồn từ dưới bàn chân đi ra thì người này đọa địa ngục. Làm
sao khám nghiệm? Toàn thân đều lạnh hết nhưng dưới bàn chân còn ấm,
đây là nói người này từ dưới bàn chân đi ra. Từ đầu gối đi ra là sanh vào
đường ngạ quỷ; từ rốn đi ra là sanh vào đường súc sanh, từ ngực đi ra là
sanh vào loài người, từ đảnh đầu đi ra là sanh vào cõi trời, vãng sanh về tây
phương Cực Lạc cũng từ đảnh đầu đi ra. Nếu thiệt là sanh lên trời hoặc
vãng sanh, thần thức đi rất nhanh. Phàm là sanh về cõi thiện thân thể nhất
định phải mềm mại, không cứng. Có khi để cả hai tuần thân thể hãy còn
mềm mại3
. 21-90-21
Hỏi: Ðệ tử hy vọng mau mau vãng sanh về Cực Lạc thế giới, nhưng trên
còn cha mẹ không yên tâm (không buông xả). Và sợ mình không để ý lại
tạo thêm nghiệp tội, thật là lo sau này không thể đến Cực Lạc thế giới tu
hành thành Phật, thừa nguyện tái lai (theo nguyện của mình để trở lại độ
chúng sanh). Nghĩ đến vấn đề này thì rất buồn phiền, xin hỏi đệ tử nên xử lý
thế nào?
Ðáp: Bạn nên dành ra thời giờ nhất định mỗi ngày để đọc tụng, nghe kinh,
tốt nhất là phải dành trên 2 giờ đồng hồ; mỗi ngày đều như vậy không gián
đoạn trong vòng nửa năm đến một năm thì cảnh giới của bạn sẽ xoay chuyển
trở lại. Nói tóm lại là vì bạn không nhận thức và hiểu rõ giáo lý, nếu có thể
hiểu rõ ràng, tín tâm thanh tịnh, tâm nguyện kiên cố thì tâm âu lo của bạn sẽ
mất hết, bạn nhất định sẽ đạt được nguyện vọng. 21-90-22
Hỏi: Nếu một người không có tôn giáo tín ngưỡng gì hết, tâm địa lương
thiện, xin hỏi có thể vãng sanh tây phương Cực Lạc thế giới không?
Ðáp: Tâm địa vô cùng hiền lương nhưng không tin có thế giới Tây phương
Cực Lạc, không muốn đi về thế giới Cực Lạc thì không thể vãng sanh. Nếu
lúc lâm chung chưa tắt thở nghe đuợc danh hiệu A Di Ðà Phật và nghe đến
cõi Cực Lạc, sanh tâm hoan hỷ, phát nguyện vãng sanh thì nhất định sẽ được
sanh. Học Phật một ngày cũng có thể vãng sanh. Tâm địa hiền lương là tiền
vốn của người này. 21-90-24
Hỏi: Xin hỏi nghi thức thâu [nhặt] xá lợi nên làm như thế nào?
Ðáp: Thâu xá lợi không có nghi thức nhất định, quan trọng nhất là tâm kính
trọng. Sự phân chia xá lợi cũng không nhất định, xá lợi có khi kết thành từ
xương, từ thịt, từ máu, và có khi từ lông tóc. Hình dáng và màu sắc của xá
lợi đều không giống nhau. Chuyện này không khó thấy được, có thể xem
nhiều hơn.
Quan trọng nhất là chúng ta phải hiểu rõ nguyên nhân hình thành xá
lợi là như thế nào? Tại sao lại có? Chương Gia đại sư nói với chúng ta xá
lợi liên quan đến tâm thanh tịnh, nghĩa là liên quan đến định công. Tâm địa
tán loạn nhất quyết không có xá lợi; tâm địa thanh tịnh, có thiền định công
phu thì có thể có xá lợi.
Xá lợi nhiều hay ít, màu sắc không nhất định thì phải xem công phu
sâu hay cạn. Lưu xá lợi hoặc lưu lại nhục thân thì cũng không thể chứng
minh được sự thành tựu của sự tu hành, chỉ có thể nói là có công phu tu
hành. Xá lợi cũng có liên quan đến nguyện lực; có rất nhiều người chân
chánh tu hành thành công, họ không muốn lưu lại xá lợi, cũng không muốn
lưu lại nhục thân, điều này liên quan đến nguyện lực vô cùng mật thiết.
Phần đông lưu xá lợi cũng chỉ vì muốn lưu lại kỷ niệm cho đời sau và cũng
là có tác dụng khuyến khích người học Phật. 21-90-38
Hỏi: Xin hỏi người kết hôn trở lại, tu hành rất có thành tựu có thể vãng
sanh không? Không cho họ đến đạo tràng lễ lạy và giúp đỡ hộ niệm cho
người mất đúng không? Có một vị pháp sư nói không được, như vậy đúng
không?
Ðáp: Học Phật nhất định phải ghi nhớ một nguyên tắc quan trọng: ‘Y pháp
bất y nhân’ (Y theo pháp chứ không y theo người). Người kết hôn trở lại tu
hành rất có thành tựu có thể vãng sanh không? Năm quyển kinh và một luận
là kinh điển chính của Tịnh tông, năm kinh một luận không có nói [người
này] không được vãng sanh. Chúng ta cũng không thấy trong kinh điển
không cho họ vào đạo tràng lễ Phật, nghe kinh, tu sám hối, hoặc là trợ niệm
cho người mất.
Từ điểm này có thể biết được chư Phật Bồ Tát đều cho phép. Vị pháp
sư này không cho, đạo tràng này không đến được. Có lẽ có pháp sư khác
cho phép thì có thể đến đạo tràng khác. 21-90-40

0 0 bỏ phiếu
Article Rating
guest
1 Comment
lâu đời nhất
mới nhất bình chọn nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Huệ Mạng
Huệ Mạng
3 năm trước đây

A DI ĐÀ PHẬT. Xin tri ân Quý Đồng Tu của Site Sách Phật.Net

1
0
Bình luận góp ý - hỏi đáp thắc mắc.x
()
x
Zalo HỖ TRỢ