Trích Đoạn Khai Thị – Trích đoạn từ các bài giảng của Lão Hòa Thượng Tịnh Không
MP3 TĐ:176- Dùng Kinh Điển Để Chỉ Đạo Chúng Ta Sống Như Thế Nào
------------------------------------------------------
Lưu ý: Playlist ở dưới sắp xếp theo tứ từ a->z, Trích đoạn bắt đầu bằng ký tự gì hãy tìm theo thứ tự của trích đoạn đó
------------------------------------------------------
TĐ:176- Dùng Kinh Điển Để Chỉ Đạo Chúng Ta Sống Như Thế Nào
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK – tập, 100
Thời gian từ: 00h34m46 – 00h38m28
Đọc tụng quyết định không nên nghĩ trong kinh có ý nghĩa gì, vì quý vị vừa nghĩ tới ý nghĩa thì ý nghĩa là vọng tưởng, vọng tưởng lại xâm nhập rồi. Chỉ niệm, chẳng có ý nghĩa gì, dùng cách này để dứt vọng tưởng. Niệm Phật, tu Định, trì giới đều dùng phương pháp này, mục tiêu tương đồng, dụng ý như nhau. Vì thế, phương pháp đọc tụng này đối với phần tử tri thức hữu hiệu nhất, nhiều năm qua tôi sử dụng biện pháp này. Tôi niệm Phật không được, niệm Phật suốt ngày cả một vạn tiếng Phật hiệu, vẫn cứ khởi vọng tưởng y như cũ, nhưng xem kinh hoặc đọc kinh thì được; vì thế, đây là do căn tánh của mỗi cá nhân khác nhau. Lúc mới học cũng có thể thử xem, trì chú, trì giới đều có thể thử xem phương pháp nào thích hợp với chính mình, sử dụng rất thuận tiện, chính mình cũng rất ưa thích, bèn dùng phương pháp ấy. Vì thế, hiện thời mỗi ngày, thông thường vào lúc ít khách, thời gian đọc kinh của tôi sẽ chẳng ít hơn bốn giờ đồng hồ, dùng phương pháp này để đoạn ý niệm của chính mình. Trọn chẳng nghĩ đến ý nghĩa trong kinh, hễ nghĩ sẽ là cầu giải, đó là một pháp môn khác. Hiện thời tôi đọc kinh, mục đích của tôi là nhằm tu Định, nhằm ngưng dứt vọng niệm, công phu ở chỗ này. Nghiên cứu cầu giải, một mặt nâng cao cảnh giới của chính mình, giúp cho Chỉ Quán của chính mình, triết học hiện thời gọi Chỉ Quán là vũ trụ quan và nhân sinh quan, nâng cao cảnh giới của chính mình về phương diện ấy. Mặt khác, chúng tôi chia sẻ tâm đắc trong học tập với đại chúng, cũng giúp cho mọi người có thể liễu giải nghĩa lý của kinh. Sau khi liễu giải, biết chính mình mỗi ngày phải sống như thế nào, đó là tu hành, tu hành là cuộc sống. Nói cách khác, chúng ta chẳng sống cuộc đời lục đạo luân hồi, chúng ta ở nơi đây (trong lục đạo) mà sống cuộc đời của Phật, Bồ Tát, có thể đạt tới thanh lương, tự tại, người thế gian gọi [cuộc sống ấy] là “hạnh phúc mỹ mãn”. Cuộc sống của Phật, Bồ Tát là hạnh phúc mỹ mãn. Nói cách khác, dùng kinh điển để chỉ đạo chúng ta sống như thế nào, mang ý nghĩa này