Chiêm Sát Nghiệp Báo Thiện Ác Kinh Giảng Kí – Pháp Sư Mộng Tham PDF

Chiêm Sát Giảng Giải – Chiêm Sát Nghiệp Báo Thiện Ác Kinh Giảng Kí

Chủ Giảng : Hòa Thượng Mộng Tham

Lão pháp sư Mộng Tham đã giảng kinh này ba lần :

  • Bản thứ nhất mang tựa đề Chiêm Sát Thiện Ác Nghiệp Báo Kinh Giảng Ký (cư sĩ Ngô Bích Đào chỉnh lý, do Nữu Ước Bồ Đề Tâm Học Hội ấn hành năm 1989). (Người dịch: Ban biên tập Phương Quảng giảo chánh và hiệu đính.) File tải – download bản thứ 1 pdf  Quyển [thượng] – [hạ]
  • Bản thứ hai ghi là Chiêm Sát Thiện Ác Nghiệp Báo Kinh Tân Giảng (giảng năm 1999 tại chùa Phổ Thọ, núi Ngũ Đài). – Chưa có ai dịch
  • Bản thứ ba chỉ ghi tựa đề Chiêm Sát Thiện Ác Nghiệp Báo Kinh (năm 2009) (Bửu Quang Tự Đệ Tử Như Hòa dịch) . File tải – download bản thứ 3 pdf 

 

Giới thiệu thêm :
Tổng Hợp Kinh Sách Nói Về Địa Tạng Vương Bồ Tát – Bấm vào

 

PHẦN GIÀNH CHO NHỮNG AI ĐANG TÌM HIỂU ĐỊA TẠNG CHIÊM SÁT SÁM NGHI

1/ Kinh văn Phật thuyết :
– Kinh Chiêm Sát Thiện Ác Nghiệp Báo Kinh – tải về –>  Kinh Chiêm Sát Thiện Ác Nghiệp Báo Kinh

2/ Bốn Bài giảng của pháp sư Định Hoằng: theo thứ tự nghe
– Chiêm Sát Hành Pháp Diệt Chướng Trừ Nghi
https://www.youtube.com/watch?v=CmvkWtfAsd0&index=1&list=PLA3q6IH_1rPa4JM-IXy4UYxgkOqK2pbyB
– Niệm Phật Lễ Sám Chánh Trợ Song Tu
https://www.youtube.com/watch?v=94ngoVK4sYE&index=2&list=PLA3q6IH_1rPa4JM-IXy4UYxgkOqK2pbyB
– Niệm Phật Trì Giới Chánh Trợ Song Tu
https://www.youtube.com/watch?v=RjoQw2W-6bQ&index=3&list=PLA3q6IH_1rPa4JM-IXy4UYxgkOqK2pbyB
– Chiêm Sát Sám Lược Giảng
https://www.youtube.com/watch?v=BksBN7t6F-Y&index=4&list=PLA3q6IH_1rPa4JM-IXy4UYxgkOqK2pbyB

– Nghi thức Lạy Sám hối:
https://www.youtube.com/watch?v=Q_aclDZkPpk&list=PLA3q6IH_1rPa4JM-IXy4UYxgkOqK2pbyB&index=5

3/ Ba bản dịch giảng giải về Chiêm Sát Nghiệp Báo Thiện Ác Kin của lão HT Mộng Tham có ghi ở phía đầu bài viết này.

 

Trích lược đoạn đầu Chiêm Sát Nghiệp Báo Thiện Ác Kinh Giảng Ký

Tại sao phải học Kinh Chiêm Sát Thiện Ác Nghiệp Báo? Vì sao dẫn khởi nên nhân duyên này? Cái nhân duyên này có từ rất sớm, lại cũng từ rất gần đây.

Nhân duyên sớm nhất là khi đức Thích Ca Mâu Ni Phật sắp nhập diệt, Kiên Tịnh Tín Bồ Tát liền hướng Phật thưa hỏi, ý tứ là không lâu nữa Phật liền nhập diệt, chúng sanh trong thế giới này vô cùng khổ đau, sau khi Phật diệt độ, tượng pháp chuyển thời, thiện căn của chúng sanh cạn mỏng, nghiệp chướng thâm trọng, tà thuyết lan tràn, không biết làm thế nào mới có thể sanh khởi tín tâm? Không biết làm gì mới đúng? Phật liền nói với Kiên Tịnh Tín rằng: “Vấn đề ông hỏi rất hay! Trong pháp hội này có ngài Địa Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát, ta mời Địa Tạng Bồ Tát phúc đáp cho ông.” Lúc đó, Kiên Tịnh Tín Bồ Tát bèn thỉnh ngài Địa Tạng Bồ Tát giảng nói “Kinh Chiêm Sát Thiện Ác Nghiệp Báo”. Tên gọi của bộ kinh này đã nói trọn vẹn cho toàn bộ kinh, Phật vừa mới nói.

“Kinh Chiêm Sát Thiện Ác Nghiệp Báo” có sự có lí, đây là một bộ trong “Địa Tạng Tam Kinh”, có người cho rằng “Địa Tạng Tam Kinh” là pháp tiểu thừa nên không chịu tu học. Bởi muốn học pháp đại thừa, muốn học giáo nghĩa viên mãn, một đời thành Phật, ai lại học pháp tiểu thừa chứ! Sai rồi! Xem “Kinh Chiêm Sát Thiện Ác Nghiệp Báo”, bạn vừa đọc quyển thượng liền hiểu được; còn quyển hạ chính là cảnh giới Hoa Nghiêm, điều này thuộc về lí nên không dễ gì hiểu được. Nhưng hiện tại không nói lí, trước tiên nói về sự.

Trong đời sống thường nhật của chúng ta có nhiều nghi hoặc. Thí dụ như có bệnh; giả như bị ung thư thì chẳng khác nào bị tuyên án tử hình nên không thể nào tốt được; thế nhưng y theo “Kinh Chiêm Sát Thiện Ác Nghiệp Báo” sẽ nói cho bạn biết bệnh ung thư đó cũng có thể khỏi. Các bạn phát nguyện vì gia tộc của mình, vì cha mẹ con cái .v.v. tất cả thân thuộc của mình, muốn cầu được sống ư! Hay cầu một chút lợi dưỡng! Hoặc là tôi làm việc kinh doanh này, hoặc làm nghề nghiệp kia, có được hay không? Chiêm Sát một cái, Ngài nói với bạn có thể làm, cũng chính là nói, bạn nhất định có thể phát tài. Nếu như Chiêm Sát xuất hiện ra là không thể phát tài thì liền lễ sám, lễ Chiêm Sát sám; lễ rồi bạn lại gieo (gieo bánh xe để bói), nhất định sẽ được. Nếu lễ một thất không được, bạn lại lễ thêm một thất nữa, 5 thất, 7 thất…cuối cùng cũng sẽ chuyển biến thôi. Lễ 1000 ngày, tất cả nghiệp chướng của bạn thảy đều tiêu trừ sạch, mọi sự thảy đều như ý.

“Kiên Tịnh Tín” chính là chứng đắc được thanh tịnh tín, có ý nghĩa kiên cố không thoái thất vậy. Căn cứ theo sự tu hành của chính ngài Kiên Tịnh Tín Bồ Tát, ngài cảm thấy nếu muốn tín tâm của chúng sanh thời mạt pháp kiên cố bất thoái, không bị hoàn cảnh biến chuyển là một điều rất khó. Do vậy ngài thỉnh Phật nói pháp môn này, dùng phương pháp Chiêm Sát để kiên cố tín tâm. Bởi vì thiện ác nghiệp của chúng sanh chúng ta, đều do cái nhân nghi hoặc trong nghiệp quả mà sanh ra! Hiện tại chúng ta khởi tâm động niệm đều thuộc về nghi hoặc, sau khi chiêm sát, hoặc nghiệp này liền tiêu trừ, liền có thể đạt được thanh tịnh tín tâm. Tôi vừa mới cử ra có một loại, trong bộ kinh này có 189 loại, so với cách đoán mệnh, xem bát tự, bói quẻ của thế gian thì linh nghiệm hơn rất nhiều. Trong số đó về hiện đời có 160 loại: hỏi bệnh, hỏi phát tài… bao gồm rất nhiều vấn đề! Khi xuất hiện vấn đề, bạn hãy niệm 1 vạn câu thánh hiệu Bồ Tát Địa Tạng, sau đó chiêm, Địa Tạng Bồ Tát sẽ chỉ ra cho bạn một con đường sáng.

Trong lịch sử, Tam Tạng pháp sư Bồ Đề Đăng thời nhà Tùy từ sau khi phiên dịch “Kinh Chiêm Sát Thiện Ác Nghiệp Báo”, cũng không có người xem, pháp này có rất ít người chú ý, mãi cho đến Liên Trì đại sư đời nhà Minh chuyên hoằng dương Tịnh Độ, ngài liền đề xướng “Địa Tạng Tam Kinh”. Đến cuối đời nhà Minh, Ngẫu Ích đại sư liền chuyên đề xướng “Địa Tạng Tam Kinh”.

Nhưng Chiêm Sát luân tướng này là gì? Trong kinh tuy có nói nhưng không biết làm như thế nào. Trong kinh nói luân tướng to cỡ ngón tay út, 4 mặt đều như nhau, các mặt nhọn dần ra. Lúc trước tôi đã suy nghĩ rất lâu mà cũng chẳng có biện pháp. Nhưng về sau, pháp sư Hoằng Nhất hoằng dương “Địa Tạng Tam Kinh, ông phát nguyện làm một cô thần cho Địa Tạng, thế nên ông liền nghiêm cứu. Ông là một nhà âm nhạc, cũng là nhà điêu khắc, nhà hội họa, trên phương diện nghệ thuật ông rất cao minh. Năm 1936, tôi thỉnh pháp sư Hoằng Nhất đến chùa Trạm Sơn thành phố Thanh Đảo, tôi nói với lão pháp sư rằng: “Con muốn lễ sám pháp này, nhưng đối với Chiêm Sát luân tướng, con thủy chung không hiểu”. Ông nói ông biết làm và y theo kinh này, làm ra một bộ Chiêm Sát luân. Đây là nói về nhân duyên lâu xa vậy.

Khi đã có bộ Chiêm Sát luân này rồi, tôi đã lễ sám rất nhiều ngày ở Thanh Đảo, tuy vẫn chưa được thanh tịnh nhưng tội nghiệp tiêu trừ rất nhiều. Thanh tịnh luân tướng mà tôi nói là chỉ cho thân khẩu ý toàn bộ đều thanh tịnh. Sau này khi Nhật Bản chiếm lĩnh Thanh Đảo, việc tu Chiêm Sát liền bị gián đoạn, lần gián đoạn này kéo dài cho tới hiện tại, nhưng tôi vẫn tâm tâm niệm niệm muốn hoằng dương pháp môn này.

Khi đang trùng tu lại Kỉ Niệm Quán của pháp sư Hoằng Nhất tại Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến cùng với pháp sư Viên Chuyết và pháp sư Diệu Liên thì tôi phát hiện được bộ luân tướng này, tôi liền cẩn thận giữ gìn, bởi lúc này tôi phải lo cho Phật Học Viện, đảm đương rất nhiều trách nhiệm, không có thời gian tu trì. Lần tôi quay lại Hoa Kì, pháp sư Viên Chuyết cũng đi cùng. Tại chùa Tây Lai, tôi nhờ ông ấy khi quay lại Tuyền Châu thì đem bộ mộc luân Chiêm Sát luân tướng đó gửi cho tôi. Đây là nhân duyên gần vậy. “Kinh Chiêm Sát Thiện Ác Nghiệp Báo” quyển thượng có rất nhiều loại tướng trạng, mọi người xem hết 189 chủng loại thiện ác nghiệp báo này liền biết được. Ví dụ nói tôi thân cận vị thầy này, nghe ông ta giảng kinh hoặc học pháp, quy y với ông; ông ấy thật sự có đạo đức hay không? Tôi nên học gì với ông ấy? Đây cũng là nguyên nhân bộ kinh này được hoằng dương không ngừng, điều này cũng tương đương với việc hoàn toàn để lộ mình; để cho đệ tử đến chiêm sát, xem mình có đức hạnh hay không? Nếu tôi không có đức thì bạn liền không học với tôi ư? Điều này chẳng quan hệ gì, bạn nói tôi không có đức, tôi có thể tu, tôi có thể cùng đại chúng cùng nhau lễ sám, sau khi tiêu hết tội thì không phải là có đức rồi ư! Điều này không phải càng tốt hơn hay sao? Do vậy tôi muốn chúng ta có thể cùng nhau học tập. Bởi hiện tại chúng ta có quá nhiều nghi hoặc, quá nhiều sự việc nhận thức không rõ ràng. Giả như nói tôi phát tâm xây dựng một đạo tràng lớn, nhưng lại không có cái năng lực này, làm thế nào mới có thể làm được? Tôi liền thỉnh ngài Địa Tạng Bồ Tát chỉ thị cho tôi một con đường. Tuy nhiên đại chúng cần phải biết pháp môn này như thế nào mới gọi là tương ứng, như thế nào thì không tương ứng. Nhất định phải nắm rõ kinh văn, khi chiêm nhất định phải lễ sám, ít nhất phải niệm 1 vạn thánh hiệu của Địa Tạng Bồ Tát.

Nếu bạn có thể học tập thật tốt cả ba bộ kinh trên, cung kính đối với ngài Địa Tạng Bồ Tát, bảo đảm bạn sẽ không bị đọa vào ba đường ác, cũng không sợ đọa vào địa ngục, ngạ quỷ. Sau khi bạn học tập “Địa Tạng Tam Kinh”, vĩnh viễn không rơi vào ba đường ác. Vì thế pháp môn này, tôi xem thấy sợ rằng không phải là pháp tiểu thừa thông thường đâu! Trong kinh Địa Tạng, đức Phật nói với ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát rằng, cho dù Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát dùng đại trí huệ của mình trong một ngàn kiếp cũng không thể nào biết được trong hội trường của trời Đao Lợi có bao nhiêu hóa thân cùng phân thân của Địa Tạng Bồ Tát. Đức Phật còn nói: “Ta dùng Phật nhãn quan sát cũng không thể nào biết được con số cùng tận”. Pháp môn tiểu thừa thông thường có giống thế này không? Phẩm thứ 5 là ngài Phổ Hiền Bồ Tát thưa hỏi, Phổ Hiền Bồ Tát có thể không biết hay sao? Phẩm thứ 12, ngài Quán Thế Âm Bồ Tát hỏi Phật về công đức của ngài Địa Tạng Bồ Tát. Đức Phật tán thán không ngớt! Chúng ta từ ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát phẩm thứ nhất, ngài Phổ Hiền Bồ Tát phẩm thứ 5, ngài Quán Thế Âm Bồ Tát phẩm thứ 12 và ngài Hư Không Tạng Bồ Tát phẩm thứ 13, tất cả các vị ấy đều là pháp thân đại sĩ đã viên mãn quả vị, cũng đều là những Bồ Tát đảo giá từ hàng (thả chiếc bè từ) thị hiện độ chúng sanh, chúng ta liền biết ngài Địa Tạng Bồ Tát đã phát cái nguyện lực gì. Chúng ta xem xem, trong số các vị Bồ Tát thị hiện tướng Bồ Tát trong Phật môn, chỉ có Địa Tạng Bồ Tát thị hiện thân tỳ kheo. “Địa ngục bất không, thệ bất thành Phật”, lời nguyện này thuộc phẩm “Địa Thần Hộ Pháp” trong kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện. Kiên Lao Địa Thần liền tán thán rằng: “Như Văn Thù, Phổ Hiền, Quán Âm, Di Lặc cũng hóa ra trăm ngàn thân hình độ chúng sanh trong lục đạo, nhưng lời nguyện của các ngài cũng có lúc cùng tận.” Hàm nghĩa nói nguyện lực của các ngài đều không lớn bằng Địa Tạng Bồ Tát. Do vậy, nếu coi những gì Địa Tạng Bồ Tát đã nói trong ba kinh này thành pháp tiểu thừa thì đây là tự mình sai lầm; rồi truyền ra bên ngoài khiến người khác cũng sai lầm, vì thế hi vọng mọi người hãy chăm chỉ học tập. Đây cũng là một trong những nhân duyên gần vậy.

 

0 0 bỏ phiếu
Article Rating
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Bình luận góp ý - hỏi đáp thắc mắc.x
()
x
Zalo HỖ TRỢ