Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên

Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên

印 光 法 師
嘉 言 錄 續 編

  • Tác Giả: Ấn Quang Đại Sư
  • Hậu học Thích Quảng Giác & quy y đệ tử Từ Chí Giác đảnh lễ cung kính biên tập
  • Pháp sư Đức Sâm giám định
  • Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa
  • Giảo chánh: Minh Tiến & Huệ Trang & Đức Phong
  • (dịch theo bản in của Cổ Tấn Báo Ân Phật Học Đường, năm 2002)

Download Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên pdf

bấm vào –> An-Quang-Dai-Su-Gia-Ngon-Luc-Tuc-Bien.pdf

 

Lời Tựa
Kinh Pháp Hoa dạy: “Chư Phật Thế Tôn do một đại sự nhân duyên
mà xuất hiện trong cõi đời”. Đại sự nhân duyên vừa nói ấy không ngoài
muốn làm cho chúng sanh khai thị ngộ nhập tri kiến của Phật. Chúng
sanh vốn sẵn đủ tri kiến của Phật, hiềm rằng phiền não Hoặc nghiệp
chướng lấp diệu minh, nếu không được chư Phật khơi gợi, dẫn dắt,
chúng sanh sẽ không có cách nào khai thị ngộ nhập được! Do vậy, đức
Thích Ca Thế Tôn lúc mới thành Chánh Giác đã than rằng: “Lạ thay!
Hết thảy chúng sanh đều sẵn đủ trí huệ, đức tướng của Như Lai, nhưng
do vọng tưởng, chấp trước, chẳng thể chứng đắc. Nếu lìa vọng tưởng thì
Nhất Thiết Trí, Tự Nhiên Trí, Vô Ngại Trí liền được hiện tiền”. Do vậy,
chư Phật Thế Tôn hưng khởi lòng Từ, vận dụng lòng Bi, xuất hiện trong
thế gian, nói đủ mọi pháp, không gì chẳng nhằm làm cho chúng sanh phá
trừ vọng tưởng, chấp trước, hoàn toàn trở thành trí huệ, đức tướng, đều
cùng khai thị ngộ nhập tri kiến của Phật. Nhưng do chúng sanh căn tánh
thiên sai vạn biệt, trọn đủ tám vạn bốn ngàn phiền não, đức Như Lai
thương xót, xét soi căn cơ để lập giáo, nói rộng rãi tám vạn bốn ngàn
pháp môn để đối trị.

Trong số ấy, tìm lấy một pháp viên đốn, siêu diệu, thẳng chóng, rốt
ráo, thỏa đáng, thực hiện dễ thành công, dùng sức ít mà hiệu quả nhanh
chóng, thích hợp khắp ba căn, gồm trọn các pháp thì chỉ có cách nương
theo các vị Bồ Tát Quán Âm, Thế Chí, Văn Thù, Phổ Hiền, các đại tôn
giả Ca Diếp, A Nan, Mã Minh, Long Thọ, và lịch đại tổ sư cõi này là
Viễn Công, Trí Giả, Thanh Lương, Vĩnh Minh. [Các vị ấy] đã sớm đặc
biệt chọn lấy pháp môn Tịnh Độ trong Tu Đa La Giáo, [bởi lẽ pháp này]
là thuốc A Già Đà trị chung vạn bệnh, dạy cho khắp mọi chúng sanh đều
cùng nên tu tập. Vạn người tu, vạn người đến, đều cùng được khai thị
ngộ nhập tri kiến của Phật hòng thỏa thích bổn hoài xuất thế của đức
Phật. Pháp môn tối thượng thù thắng siêu tuyệt này từ lúc được khai
sáng tại núi Khuông Lô vào thời Đông Tấn, đời nào cũng có cao nhân
hoằng dương rạng ngời. Điều này có thể thấy cặn kẽ trong sách vở,
chẳng cần phải rườm lời.
Hơn một trăm năm gần đây, pháp vận cũng nguy ngập theo vận đời,
đến nỗi đại pháp như vậy cũng ít có ai đề xướng. May mắn là lúc thoi
thóp tột cùng lại sống dậy, được vị Thân Giáo Sư của chúng ta là Ấn
Công Lão Nhân thừa nguyện tái lai, đặc biệt hoằng dương đạo này. Đạo
đức, văn chương của lão nhân như mặt trời, mặt trăng giữa không trung,
như sông rạch chảy khắp cõi đất. Văn Sao Chánh Biên, Tục Biên được
lưu thông khắp cõi. Không những hàng đệ tử Phật đua nhau ngưỡng mộ,
mà cũng có lắm kẻ chê bai Phật pháp mà đọc văn Ngài, hoặc nghe nói
tới đức hạnh của Ngài, lòng cũng chẳng khỏi kính phục. Đức tót vời cảm
hóa con người sâu đậm như thế, nhằm đúng thời Mạt Pháp này, thật
hiếm người sánh bằng! Nào ngờ do nghiệp cảm của chúng sanh, pháp
tràng chợt gãy, mùa Đông năm Canh Thìn (1940), đại sư về Tây, thoáng
chốc đã tròn ba năm. Trong ba năm ấy, bồi hồi nghĩ tưởng, hối hận sâu
xa lúc ban đầu mình đã xem thường để lỡ, vì sao vậy? Do lúc đại sư tại
thế, trí huệ vô ngại, đức hạnh, danh vọng vòi vọi. Dẫu cho ma vương,
ngoại đạo tung hoành, chúng sanh ngu muội, không phân biệt được đúng
– sai, chỉ cần đại sư ban một lời, quá nửa đã đột nhiên giác ngộ, tâm vui
vẻ, chân thành khâm phục. Dẫu lũ quyến thuộc ma cũng chẳng thể hoành
hành oai thế được!
Nay thì tiếng sư tử hống chẳng còn nghe nữa, huệ nhật ẩn bóng, cố
nhiên những kẻ viết lách phô phang phá hoại di giáo của đại sư gây hại
rất nặng, nhưng vẫn còn có những người có đủ con mắt giống như bảy
mươi vị [đệ tử] thấu hiểu Trọng Ni (Khổng Tử) chẳng thể phá hoại được.

Chúng ta cũng chỉ đành ai nấy tận hết sức mình tu hành là được rồi, hơi
đâu để so đo với bọn họ. Mặc cho bọn họ “chữ Phật ta chẳng thích
nghe”, chúng ta chỉ có A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, chỉ niệm đức Phật,
chỉ cầu Tịnh Độ mà thôi! Nhưng lại có chuyện khiến cho con người đau
lòng buốt óc nhất, khôn ngăn lương tâm xao xuyến, dẫu biết rõ là nhọc
sức vô bổ, nhưng chẳng thể không nói đến, không gì bằng chuyện những
kẻ dùng đến bút gỗ, mâm cát (cầu cơ) để tưởng chừng như ca ngợi,
ngưỡng mộ đại sư, nhưng [thật ra là] vu báng, khinh miệt Ngài!
Nay tôi chẳng phân biệt hết thảy những vị công khai phản đối, hoặc
vu báng ngấm ngầm, hoặc thật sự hộ trì, xin hãy đều tâm bình khí hòa
thương lượng. Đạo đức, văn chương của đại sư thuở sinh tiền cao tột như
thế nào, ta hãy khoan bàn tới. Chỉ căn cứ vào chuyện đại sư biết trước
lúc mất, tuổi đã tám mươi, vẫn có thể từ chõng nằm tự mình đi đến ghế
tựa, ngồi ngay ngắn hướng về Tây, các căn vui vẻ, chánh niệm phân
minh, an tường về Tây giữa tiếng niệm Phật của đại chúng. Sau khi trà

duy (hỏa thiêu), linh cốt trắng sạch, có những miếng màu như vàng ròng
hoặc Phỉ Thúy, cũng như xá-lợi thật lắm, linh dị thật nhiều, lắm người
thấy nghe. Sự ứng hiện tốt lành như thế, hạng Tăng nhân tầm thường có
thể đạt được hay chăng?
Đối với học vấn, phẩm hạnh của đại sư, xin các vị cứ dựa theo sự
thật để phê bình, rốt cuộc có ai chê trách Ngài chẳng hiểu giáo lý, tu mù
luyện đui hay chăng? Trộm sợ rằng, bất luận là ai nếu dám thốt ra lời ấy,
ắt sẽ bị ngàn vạn người lớn tiếng thóa mạ, quở là kẻ chẳng biết tự lượng,
ăn nói bừa bãi, hủy báng Tam Bảo, tội chẳng thể dung tha, trốn tránh
được!

Những người thật sự hiểu biết đại sư trong thế gian cũng chẳng cần
phải đề cao Ngài ra sao, nói Ngài có thần thông tiên tri này nọ, là bậc Bồ
Tát nào đó tái lai v.v… (Chúng ta được dự vào hàng đệ tử, đối với mật
hạnh tự ẩn giấu chẳng lộ của đại sư, chưa thấy chứng cứ thật sự nào. Dẫu
có chuyện ấy đi nữa, cũng chẳng nên tự phô phang), nhưng nhận biết đại
sư là bậc hạnh giải siêu việt, trác tuyệt, thâm nhập kinh tạng, khéo léo
khế hợp Phật tâm, hạnh làm khuôn mẫu cho đời, lời lẽ làm pháp tắc cho
cõi thế, nhất cử, nhất động đều hữu ích cho pháp môn, đều nêu khuôn
phép cho hàng hậu học.
Bình luận như thế, tôi sợ trộm rằng bất luận ai nghe tới (trừ hạng ma
vương chuyên cầu danh văn lợi dưỡng, ghen ghét, chướng ngại, ôm lòng
hoại loạn pháp môn) ắt sẽ đều cùng gật đầu. Thế mà nhiều người vẫn
còn cho rằng chưa thể khen ngợi đại sư xứng với sự thật, ngay cả hạng
giả vờ xưng tụng, ngưỡng mộ cũng không thể phủ nhận. Hạnh giải của
Ngài thuở đương thời, tướng lành lúc lâm chung, thiết thực như vậy đó,
chắc chắn cao đăng thượng phẩm, chẳng còn phải ngờ vực dị nghị mảy
may chi nữa! Đã lên Thượng Phẩm cõi Tây Phương thì chứng Vô Sanh
Nhẫn, viên mãn Phật quả chỉ là vấn đề thời gian, có thể nói Ngài đã hoàn
tất nhiệm vụ học Phật, đương nhiên chẳng còn có mảy may thiếu sót,
tiếc nuối gì!
Kẻ hơi biết giáo lý hãy nên thấu hiểu sâu xa. Có lắm kẻ cầu cơ,
thường mạo nhận là được đại sư giáng đàn, tự lược thuật những chuyện
thật lúc sinh tiền (tợ hồ là đúng, nhưng thật ra là sai), tự nói chính mình
đã sanh về Tây Phương, lại còn buồn bã hối hận thoạt đầu chẳng tin lời
cơ bút. Lời lẽ vu hãm oan uổng ấy, người hơi hiểu biết Phật pháp nghe
xong liền đau lòng, buốt óc, hoặc đến nỗi phun cả cơm ra! Vì sao vậy?
Xin hỏi là thật hay giả, thì những người cùng tự xưng là đệ tử Phật hãy
đều cùng nhau bình tâm hòa khí để đáp lời. Trong thế gian, có học
thuyết, lý lẽ nào cao siêu, huyền diệu hơn Tam Tạng gồm mười hai thể
loại do kim khẩu [của đức Thế Tôn] giảng ra hay chăng? Tôi trộm sợ
rằng ngoài những kẻ công khai phản đối Phật pháp ra, chẳng có một ai
dám đáp một chữ Có!
Như vậy thì kinh điển gồm mươi hai thể loại trong Tam Tạng của
đức Phật ta chính là học thuyết, giáo lý tối cao vô thượng, được thế giới
công nhận đã lâu; đại sư lại thông hiểu rộng khắp Tam Tạng, khế hợp
Phật tâm khéo léo, do cầu lòng Nhân mà đạt được lòng Nhân, đích xác

đã sanh về Tây Phương, tấn tu Bồ Đề như trong phần trên đã thuật. Thế
mà lũ bút gỗ mâm cát vẫn lắm phen vu cáo đại sư, bảo Ngài thốt lời hối
hận vì trước kia đã chẳng tin theo lời cơ bút. Đúng là còn dữ dằn, tai hại
hơn những kẻ công khai phản đối, phá hoại rất nhiều!
Đối với lũ thanh đồng phò cơ ấy chuyên bám vào bút gỗ, mâm cát
để kiếm ăn, một bề chẳng dính líu gì tới đại sư cho mấy thì đều đáng bỏ
qua, chẳng buồn tính toán tới. Nhưng có lắm đệ tử đã từng quy y với đại
sư, vẫn khoác lấy danh xưng là kẻ tin tưởng, ngưỡng mộ đại sư, mà vẫn
tin tưởng những lời lẽ vu cáo ấy, coi như là khuôn vàng thước ngọc do
chính đại sư tự thuật. Hạng người ấy càng đáng gọi là mất trí điên cuồng,
kém cỏi đến cùng cực! Vì sao vậy? Bởi chính họ tà – chánh chẳng phân,
thối – thơm chẳng biết, vu báng đại sư cũng hồ đồ giống hệt như bọn
[cầu cơ] kia!
Kiểu ăn nói bịa đặt trong đàn cầu cơ như vậy chẳng những khinh rẻ,
nhục mạ đại sư, mà còn khinh rẻ, nhục mạ toàn bộ Phật giáo! Bởi lẽ, đức
Phật giảng kinh nhằm dạy con người cầu sanh Tây Phương, cầu chứng
Phật quả. Những điều đại sư dạy người khác cũng là cầu sanh Tây
Phương, chứng Phật quả. Đương nhiên, điều đại sư tự hành cũng là cầu
sanh Tây Phương, chứng Phật quả. Nay lời bịa đặt trong đàn cầu cơ lại
bảo khi chưa sanh về Tây Phương, đại sư chẳng biết Tịnh Độ ở nơi đâu,
tức là những gì đại sư dạy dỗ người khác đều là nói dối! Như vậy là đã
khinh miệt, nhục mạ đại sư đến mức độ nào? Lại còn nói đại sư đang
sống trong cõi Khí Thiên do bọn họ bịa ra (Danh xưng Khí Thiên chẳng
những trong Phật pháp không có, ngay cả sách Nho cũng chẳng có. Chỉ vì bọn họ
uống nhiều mực quá đến nỗi toàn thân hồ đồ, chính mình không có mắt để biện định
đen – trắng trong đàn cơ nên mới nói nhăng, nói cuội như vậy). Lại còn nói nhăng,
nói càn đại sư vẫn chưa thể đạt tới Lý Thiên!
Xét ra, giáo lý thông thường của đức Phật đã dạy đều nhằm làm cho
con người thoát khỏi tam giới, tu thánh quả. Nói tới Tam Giới thì một là
Dục Giới, tức sáu tầng trời thuộc cõi Dục cùng nhân gian và bốn ác đạo;
hai là mười tám tầng trời thuộc cõi Sắc; ba là bốn tầng trời thuộc cõi Vô
Sắc. Dục giới, Sắc Giới, Vô Sắc giới được gọi chung là tam giới, đều
cùng thuộc biển khổ sanh tử luân hồi. Thoát khỏi tam giới thì mới chứng
thánh quả. Nay bọn họ gọi quàng là “Khí Thiên, Lý Thiên”, lại lầm lạc

bảo Khí Thiên là quả vị tột bậc, chẳng những khinh miệt, nhục mạ đại sư
mà còn khinh miệt, nhục mạ hết thảy Phật, Bồ Tát!
Họ chẳng biết trong cổ thư, một chữ Lý (理) chỉ có nghĩa là trị lý, tu
lý (sửa chữa, giồi mài), vốn từ ý nghĩa “trị ngọc” (mài giũa ngọc) được
mở rộng ra. Sau này, nó lại được mở rộng thành đạo lý, đến khi ngài
Thanh Lương chú giải kinh Hoa Nghiêm, mới lập ra danh từ Lý pháp
giới. Tống Nho ăn trộm nghĩa ấy, lập ra Lý Học, biến chính mình trở
thành trò đùa. Bởi lẽ, từ ngữ “Lý pháp giới” chỉ tự thể của các pháp,
chính là thật cảnh. Tống Nho không hiểu được cái vốn sẵn chân thật, cứ
hiểu theo mặt chữ, nên đến nỗi suốt một ngàn năm qua, trong môn hộ
xung đột, xúm nhau tranh cãi chẳng ngớt. Như chư thiên vốn thuộc vào
hàng chúng sanh, được sanh lên cõi trời chính là do thiện nghiệp và sức
Thiền Định. Nay bọn họ ghép bừa chữ Lý với chữ Thiên, bịa ra danh
xưng Lý Thiên, đúng là cứ tưởng khai phá một bầu trời mới lạ, nào ngờ
đáng gọi là “con vẹt học nói tiếng người”, trọn chẳng biết chuyện của
con người, nực cười quá đỗi!
Đại sư tri kiến siêu việt, trác tuyệt, đời này hiếm có mấy ai sánh
bằng, cố nhiên chẳng [thốt lời] tầm ruồng, thừa thãi. Đối với chuyện cầu
cơ, trong Văn Sao Chánh Biên lẫn Tục Biên, đại sư đều có lời răn nhắc,
cảnh tỉnh. Chẳng hạn như:
– Chuyện cầu cơ đều do linh quỷ nương theo tri thức của kẻ phò cơ
để xoay chuyển cơ bút, thậm chí còn có những kẻ phò cơ tự bịa đặt lời
giáng cơ! Tuy chẳng phải là hoàn toàn không có bậc chân tiên giáng
đàn, nhưng chỉ là trong trăm ngàn lần mới ngẫu nhiên có một lần giáng
đàn mà thôi! Còn những kẻ xưng là Phật, Bồ Tát đều toàn là hạng giả
mạo. Nhưng người phò cơ phần nhiều khuyên người khác làm lành, tuy
chẳng chân thật, nhưng do họ đã khoác cái danh làm lành, so với những
kẻ công khai làm ác, đương nhiên cao hơn một bậc. Lại còn có thể
chứng minh những chuyện họa phước, quỷ thần v.v… khiến cho con
người có cái để e sợ; do vậy, chúng ta cũng chẳng cần phải cố ý công
kích.
Hiềm rằng những lời giáng cơ, chẳng những không phù hợp Phật
pháp (Kẻ hơi biết Phật pháp phò cơ thì lời giáng cơ thường nói tới
những thứ “Phật pháp” nông cạn hoặc gần giống như Phật pháp. Kẻ
chẳng biết gì về Phật pháp hầu cơ thì toàn là nói nhăng, nói cuội!) Rốt
cuộc phần nhiều là coi mắt cá như minh châu, hoại loạn Phật pháp, gây

hại quá lớn! (Người thật sự hiểu biết Phật pháp quyết chẳng phụ họa
chuyện cầu cơ, đức Phật chế định Tam Quy, tức là đã bảo ban, răn dạy
phân minh, tường tận, thiết thực, huống hồ còn có những nghĩa lý sâu
xa). Vì thế, phàm là đệ tử thật sự của đức Phật, chớ nên tùy tiện tán
đồng. Những lời trên đây dành để nói với hai người các ông, chớ nên nói
công khai, sợ kẻ vô tri cho là tôi bịa đặt đồn thổi để hủy báng người
khác thì chẳng những không có lợi ích mà còn có hại nữa!”
Lời dạy này có thể thấy trong phần Di Giáo đăng trong Hoằng Hóa
Nguyệt San số 24. Lại đọc trong Văn Sao Tục Biên, thấy có đoạn:
– Cầu cơ là do tác dụng của linh quỷ, chúng nó nói ta là vị Phật này,
hay vị Bồ Tát nọ, vị tiên kia, đều là mạo danh. Chân tiên có khi giáng
cơ, nhưng sợ rằng trong trăm ngàn lần chưa được một lần, huống là
Phật, Bồ Tát ư? Dùng cầu cơ để đề xướng Phật pháp tuy có lợi ích nhỏ
nhoi, nhưng đã sai từ căn bản. Người thật sự học Phật quyết chẳng cậy
vào đấy để đề xướng Phật pháp. Vì sao vậy? Do nó là tác dụng của quỷ
thần. Nếu có linh quỷ thông minh thì vẫn chưa đến nỗi hỏng chuyện; chứ
nếu lỡ một con quỷ hồ đồ giáng đàn, ắt sẽ đến nỗi hỏng đại sự! Người ta
do cầu cơ bị lỡ làng đại sự sẽ bảo Phật pháp sai lầm! Kiểu đề xướng ấy
chính là đầu mối phá diệt Phật pháp vậy!”
Ngài còn dạy: “Vào đời Đạo Quang nhà Thanh trước kia, có một vị
Cử Nhân ở Nam Xương, truyền cho một môn nhân cầu cơ xem bệnh ở
tỉnh thành, rất linh nghiệm. Nhằm lúc mẹ quan Tuần Phủ bị bệnh, thuốc
men vô hiệu, có người thưa ông X… cầu cơ xem bệnh rất linh. Do vậy,
quan mời đến thăm bệnh, kê toa, bà cụ uống vào chết tươi! Quan vội sai
thầy lang đọc toa thuốc, thì ra trong ấy có những vị thuốc công phạt
nhau. Tra khảo, người ấy thưa: „Đấy là do thầy tôi dạy‟, do vậy quan
bắt thường thầy anh ta, quở: “Ngươi lừa dối hại người đời‟, sai giết chết
ông thầy. Ông cho rằng không cầu cơ sẽ thiếu pháp duyên lay động tâm
người lớn lao, chẳng biết nỗi họa cầu cơ lớn tầy trời, công đức khuyên
người [của cơ bút] chẳng thể bù đắp được! Bậc chánh nhân quân tử,
quyết chẳng dự vào đàn tràng ấy v.v…”
Những lời cảnh tỉnh, răn dạy như thế, xin hãy đọc từ thư gởi cho ông
Trần Tích Châu và thư trả lời cư sĩ X… ở Vĩnh Gia trong Văn Sao Chánh
Biên cũng như thư trả lời ông Giang Cảnh Xuân trong Văn Sao Tục
Biên, những lời dạy trong các bức thư ấy rất tường tận, thiết thực! Đại sư
ngăn ngừa bịa đặt, cả đời cẩn thận, cho ấn loát công khai như thế tức là

đã cân nhắc kỹ lưỡng. Xin hãy đọc lời Phi Lộ trong tờ nguyệt san số 24,
Ngài đã răn chớ nên phát biểu công khai, đủ chứng tỏ những gì chưa
được Ngài công bố, chỉ nói riêng tư với người khác, càng hết sức răn
nhắc, cảnh tỉnh thống thiết hơn nữa, vẫn chưa biết là bao nhiêu (Năm Dân
Quốc 28, 29, ông X… do cái tâm say sưa, đã đem lời cơ bút bảo Sâm lần lượt thông
cáo cho các nơi. Những lời xấu ác sâu đậm, gây đau lòng cùng cực ấy vẫn còn rất
nhiều).
Thuở sinh tiền, đại sư có thái độ như vậy đối với cầu cơ, kinh sách
vẫn còn đấy, mọi người đều biết, thế mà [bọn cầu cơ] vẫn dùng lời lẽ
“hối hận vì lúc sống chẳng tin tưởng cầu cơ” để vu báng đại sư! Há
chẳng phải đã bảo đại sư sống hồ đồ suốt tám mươi năm trên cõi đời ư?
Đến khi sanh về Tây Phương mới giác ngộ. Như vậy là đại sư kém rất xa
bọn đệ tử một mực tin tưởng cầu cơ như các ngươi rồi! Xin hỏi kiểu vu
báng oan uổng ấy đã chèn ép đại sư đến mức nào? Thế mà bọn họ vẫn
dương dương đắc ý, tự khoe ta là tín đồ của đại sư, tôn kính, sùng phụng
đại sư. Tri kiến kiểu đó, tôi chẳng biết là đã hồ đồ đến bực nào, hay là có
dụng tâm chi khác vậy?
Những lời dông dài, phiền phức trên đây đều là nói về đàn cầu cơ.
Đối với mỗi một đàn cầu cơ linh thiêng nào, đại sư cũng đều thống trách
chúng ta chớ nên phụ họa. Ngay như Sâm cũng thường nói: “Phàm ai là
đệ tử Phật mà vẫn mê tín lời cơ bút thì tuy là do kiến địa chẳng chân thật
nhưng cũng không có ai [trong số ấy] chẳng tin vào thứ ma túy mang
tiếng linh nghiệm đó! Họ chẳng biết chuyện linh thiêng trong thế gian
thật nhiều, có gì đáng coi là kỳ lạ đâu!” Sâm sống sáu mươi năm trên
đời, trải qua những chuyện linh dị dẫu có sạch trúc cũng không thể chép
hết được!
Năm mười bảy tuổi, Sâm bệnh nặng sắp chết, lạy ma một lạy, lập tức
có linh nghiệm đặc biệt, trở thành một người khỏe mạnh, chắc là tất cả
những chuyện linh dị trên thế gian đều khó thể nhanh chóng hơn chuyện
này được! Xin hãy đọc trong Hoằng Hóa nguyệt san số 23 có bài viết
vụng về của tôi bàn về quả báo rõ ràng của việc sát sanh và phóng sanh
thì sẽ biết đại khái. Năm lên mười tám, do bị hoàn cảnh xấu hèn tiêm
nhiễm, mê cờ bạc, chơi bài Hoa Hội3
, thường tới những chỗ ô uế khôn

kham để van vái quỷ thần. Thường là sáng hôm sau chơi Hoa Hội thì tối
hôm nay liền cầu được tên con bài ấy, tôi nghĩ sự linh dị cũng chẳng
thua hết thảy đàn cầu cơ. Tới năm hai mươi tuổi, sau khi ăn chay, theo
học với vị sư phụ Không Kiến ngoại đạo là Tế Công; ông ta cùng sư
huynh đều là hạng giỏi bói toán. Do vậy, Sâm cũng biết đại lược đôi
chút; vì thế, bèn đoán thử họa phước tương lai, tiên đoán linh nghiệm
càng khó thể viết trọn! Những chuyện quỷ thần thông linh như vậy kể
sao cho xiết!
Nhưng những sự linh dị ấy chẳng những hoàn toàn vô ích cho thân
tâm tánh mạng mà còn gây chướng ngại cho đại sự sanh tử (Giới luật
của đức Phật ngăn cấm rõ ràng). Ngay cả chuyện con người trong thế
gian muốn cầu may tránh dữ cũng thường gặp cảnh trái ngược, huống hồ
đàn cầu cơ các nơi trọn chẳng phải là linh dị không sai xuyển mảy may
nào! Nếu các vị không tin, tôi sẽ lược thuật chứng cứ như sau:
Ngày mồng Một tháng Mười âm lịch năm nay, có hai cư sĩ đến thăm,
kể lại sự khảo nghiệm họ đã từng trải qua. Trong pháp hội các nơi, họ
thường nghe nhiều người tán dương đàn cầu cơ X… nọ lừng lẫy một
thời, linh dị phi thường. Lòng họ vẫn nửa tin nửa ngờ, tự nhủ: “Nếu thật
sự linh thiêng ta sẽ tin tưởng, sùng phụng, đặc biệt hoằng dương” bèn
đến đàn ấy xem thử ra sao, trong tâm ngầm khấn rằng: “Ngài X… (chỉ vị
chúa đàn cầu cơ đặc sắc nhất ấy) đã dự vào dòng thánh, ắt có Tam Minh, Lục
Thông thì Tha Tâm Thông cố nhiên chẳng cần phải nói nữa. Đệ tử là…
chẳng cầu chuyện gì khác, chỉ mong sao khi con chí thành đảnh lễ ba lạy
xong, xin bút gỗ của Ngài sẽ ngưng lại bất động, liền có thể chứng tỏ
ngài có Tha Tâm đạo nhãn, đệ tử sẽ trọn hết lòng thành sùng phụng, tận
lực tuyên dương”. Khấn thầm rồi lễ đủ ba lạy xong, bút gỗ hoàn toàn
chẳng ngưng chạy, họ liền chẳng bị đàn tràng ấy mê hoặc.
Chỉ thấy một vị Tăng thông minh sáng láng tôi từng quen biết mà
cũng mê tít đàn cầu cơ ấy. Ông X… nọ nghĩ vị tăng ấy tài năng xuất sắc
bất phàm, ai nấy đều mong vị ấy sẽ hoằng dương pháp hóa to lớn trong

tương lai; nếu lọt vào tà ma, ngoại đạo, vị tăng ấy sẽ chuyên cậy vào bút
gỗ để đề cao giá trị bản thân, dù có khả năng viết lách, thuyết giảng, đầy
đủ thế trí biện thông, rốt cuộc cũng thuộc về một trong tám nạn, gây
chướng ngại to lớn cho việc học Phật, bèn chẳng tiếc sức hiện thân
thuyết pháp nhằm lôi kéo ông ta.
Phương cách như thế nào? Do vị cư sĩ ấy đã mồ côi từ nhỏ, nhưng vị
Tăng ấy không biết, cư sĩ bèn giả vờ viết một bức thư nói: Mẹ ông ta
hiện thời đã sáu mươi bảy tuổi, vốn thường khỏe mạnh, nay nhằm ngày
kia tháng nọ, mắc phải bệnh nọ, dây dưa lâu ngày, thuốc men vô hiệu.
Bất đắc dĩ, kính xin vị Tăng ấy hãy chuyển lời cầu chẩn trị tới đàn cầu
cơ ấy, xem thử tuổi thọ của bà cụ như thế nào, cầu cho cụ chóng lành
bệnh có được hay không?
Vị Tăng ấy liền xin giùm ông ta, rồi chuyển lời phủ dụ từ đàn cầu cơ
ấy như sau: “Mẹ ngươi tuổi gần bảy mươi, tuổi thọ đến mức ấy kể như
đã cao. Bệnh tình trước mắt như vậy, thật sự chẳng đáng ngại. Nay ta
ban cho một toa thuốc, hãy cho bà cụ uống trước, sẽ dần dần khỏi bệnh.
Tới mười một giờ đêm ngày ấy, ta là X… (chỉ vị chúa đàn ấy) sẽ đích thân
tự phóng quang tiếp độ, cụ sẽ liền bệnh hết, thân yên v.v…” Vị cư sĩ ấy
đọc lời luận đoán, ra vẻ cảm kích, đợi tới ngày chúa đàn hẹn sẽ phóng
quang dẫn dắt, lại tới gặp vị Tăng ấy, tán dương sự linh dị của đàn X…
như sau: “Mẹ tôi đã lành bệnh quá nửa, muốn cầu được lành bệnh hoàn
toàn”.
Vị chúa đàn X… ấy nghe tin, lại ban lời dụ rằng: “Sau khi ta là X…
phóng quang dẫn dắt, bệnh mẹ ngươi đã bị trừ sạch, nay còn khó chịu
đôi chút, chẳng có mảy may vấn đề gì đâu! Lại đến mười một giờ tối bữa
kia, ta sẽ trị lần nữa, sẽ liền được khỏe mạnh hoàn toàn v.v…” Qua lại
một lần nữa, sau khi vị cư sĩ ấy tiếp nhận lời phủ dụ lần thứ ba từ đàn
X… xong mới kể thực tình là mẹ mình đã mất nhiều năm cho vị Tăng ấy
nghe, cũng như đưa ba lời dụ từ đàn cầu cơ cho vị Tăng ấy xem, khiến
cho vị Tăng ấy ngượng rát mặt. Nghe nói hiện thời vị Tăng ấy đã giác
ngộ, thoát khỏi cái kén của lũ ma rồi. Ba lời dụ từ đàn cầu cơ ấy vị cư sĩ
Y… vẫn còn giữ, đủ chứng tỏ sự khôi hài của những lời giáng cơ!
Năm Dân Quốc 19 (1930), cuộc đại chiến gây thành nội loạn ở tỉnh
Sơn Đông nước ta, nghe nói là do vị tai to mặt lớn X… nọ mê tín thần
thông của gã ma Y… vội vàng đứng lên lật đổ chánh quyền Trung Ương
hòng hai người đó sẽ chia nhau làm Chánh Phó Tổng Thống. Vị tai to

mặt lớn X… nọ dục vọng quá mạnh, mê tín lời ma đến nỗi mắc họa ấy.
Chuyện này do chính cư sĩ Khuất Văn Lục đích thân kể lại cho Ấn Công
lão nhân nghe. Lúc ấy, ông Khuất cũng là một người họ hàng của ông
X…. Sau khi thất bại, gã ma Y… trốn xa, thay hình đổi dạng nhiều phen.
Năm Dân Quốc 25 (1936), ở Việt Đông (Quảng Đông), một viên
chức có thế lực lớn tên X… chống đối chánh quyền Trung Ương, cũng
do bút gỗ, mâm cát xúi giục nổi dậy. Những chuyện như thế đã đăng tải
trên báo chí chắc là nhiều người đã mắt thấy tai nghe rất thường!
Dựa trên ba chuyện này, đủ chứng tỏ rằng kẻ hiếu kỳ thích đồn đại
chuyện linh dị sẽ xui nhiều, hên ít. Hiềm rằng chúng sanh tâm hiếu kỳ
nặng nề, thấy chánh đạo thông thường, chân thực, thỏa đáng, sát sao, bèn
khinh dễ, coi nhẹ, lắc đầu không màng tới; nghe lời xảo trá đồn chuyện
hiếm có, lạ lùng, quái dị, bèn kính vâng như chiếu chỉ, đua nhau xúm
theo. Không có gì khác cả, chúng ta do đồng nghiệp cảm vời, chẳng thể
làm sao được. Đại sư Ngẫu Ích còn phải cảm khái, thốt lời than thở “một
ngày mua được ngàn gánh giả, ngàn năm khó mua được một gánh thật”,
huống chi bọn ta sanh nhằm thời này, ở trong đời này, làm sao có thể lôi
kéo hết các đồng luân cùng ra khỏi hang tối lên được cây cao ư?
Hãy nên biết rằng những lời lụn vụn, dông dài, phiền phức thiếu trí
huệ [của Sâm] vốn chẳng phải là cố ý công kích. Đối với các đàn cầu cơ
và những đoàn thể từ thiện do các ngoại đạo lập ra, Sâm luôn giữ tông
chỉ “không phá hoại mà cũng không phụ họa”; nói chung là giống như
lời đại sư đã dạy trong Văn Sao Chánh Biên và Tục Biên. Không riêng
gì một mình Đức Sâm như thế, hễ ai là bậc đại đức thật sự hiểu biết,
phần lớn đều không có lòng riêng tư khác lạ, lẽ nào lại mang tâm hạnh
cố ý công kích? Ở đây tôi lại phải rườm lời như thế quả thật là vì các đàn
cầu cơ ở nhiều nơi hay bịa chuyện đại sư giáng lâm, đều bảo là Ngài hối
hận thuở trước đã chẳng tin cầu cơ! Đủ các lẽ bịa đặt, quả thật đã vu
báng, miệt thị đại sư quá đáng!
Sâm theo hầu đại sư hai mươi năm, tuy chưa thể thâm nhập được chỗ
sâu kín, nhưng đã biết được đại khái hạnh nghiệp cả đời đại sư, lại chịu
ơn đại sư từ bi che chở sâu xa; xét lẽ báo ân, tính kế hộ pháp, đều chẳng
thể mặc kệ cho kẻ khác vu báng, chẳng thanh minh mảy may nào! Ví
như kẻ làm con nghe kẻ khác vu báng, miệt thị cha mẹ, chẳng có ai
không tranh biện. Nếu các vị cầu cơ ở các nơi giữ yên môn đình của
chính mình, chẳng muốn hoại loạn Phật pháp, chẳng toan dính dấp đến

đại sư của chúng ta thì Sâm một mực chẳng ưa tranh cãi, lẽ nào lại khổ
sở đa sự như vậy?
Hơn nữa, để phòng ngừa bịa đặt, đại sư mong đệ tử Phật hiểu rõ
“trong một trăm đàn cầu cơ, có đến chín mươi chín đàn là do quỷ thần
chủ trì, mạo danh Phật, tiên giáng lâm, nguy hiểm quá sức”, bèn cho ấn
hành, lưu thông sách Tây Phương Xác Chỉ. Trong sách ấy qua những lời
giáng cơ, [Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát đã] giảng rõ lẽ lợi hại, căn dặn
mọi người đừng tin vào cơ bút, những mong ai nấy đều biết tự thương
thân. Nào ngờ những kẻ mê tít thò lò đàn cơ lại ngược ngạo viện dẫn
hành động ấy của đại sư như một tấm bùa hộ thân! Trầm luân, mê muội
khó cứu đến tột bậc như thế, quả thật cũng khiến cho người ta phải thở
dài sườn sượt!
Vì các lẽ ấy, nhằm hộ trì chánh pháp, Sâm tính báo đáp đại sư, nay
lại gặp pháp sư Quảng Giác và cư sĩ Từ Chí Nhất, hai vị đã khổ tâm biên
tập, giảo đính cuốn Đại Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên. Bản thảo hoàn
thành, họ sai Sâm giám định, viết lời tựa để ấn hành, lại nhằm đúng dịp
kỷ niệm đại sư khuất bóng đã ba năm, khổ nỗi bản thân văn chương kém
cỏi, không thể nào tỏa rạng đạo mầu của đại sư, bèn viết lôi thôi như thế
này cho xong hai chuyện ấy.
Chỉ mong độc giả kính tuân theo lời đại sư ra rả bảo ban, răn dạy,
đừng cầu những thứ bàng môn nào khác nữa để khỏi phải lo sầu, chuyên
lấy “đôn luân, tận phận, nhàn tà, tồn thành, chư ác mạc tác, chúng thiện
phụng hành” (giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ
lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng làm các điều lành) làm cơ sở trọn
đạo làm người, lấy “chân vị sanh tử, phát Bồ Đề tâm, trì giới niệm Phật,
cầu sanh Tây Phương” (thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, trì giới niệm
Phật, cầu sanh Tây Phương) để làm con đường tắt bước vào cảnh Phật.
Lấy ba mươi hai chữ ấy làm chuẩn mực để tiến hơn nữa, sẽ tùy duyên
đọc tụng các kinh điển chân chánh do đức Phật đã nói thì sẽ tự có thể lúc
sống trở thành bậc thánh bậc hiền, khi mất sẽ về cõi Như Lai, mãi cho
đến khi viên mãn Bồ Đề. Những đạo mầu nhiệm khác đã có sẵn trong
toàn thư (tức Ấn Quang Văn Sao Chánh Biên và Tục Biên), Sâm chẳng
cần phải rườm lời chi nữa! Kính cẩn đề lời tựa.
Phật lịch 2970, ngày lành tháng Mười thiếu,
thân giáo đệ tử Khổ Não tỳ kheo Đức Sâm hòa-nam kính soạn.

Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên
印 光 法 師
嘉 言 錄 續 編
I. Tán Tịnh Độ siêu thắng (Khen ngợi Tịnh Độ siêu việt, thù thắng)
* Pháp môn Tịnh Độ lớn lao không gì ra ngoài được, nhiếp trọn các
pháp thuộc chặng đầu, chặng giữa, chặng cuối, thích hợp khắp ba căn
thượng – trung – hạ, thực hiện dễ, thành công cao, dùng sức ít mà được
hiệu quả nhanh chóng, chắc chắn thoát sanh tử trong đời hiện tại! Chẳng
trải qua tăng-kỳ
4
[kiếp số] mà đích thân chứng được Pháp Thân, chính là
pháp môn đặc biệt trong cả một đời giáo hóa của đức Như Lai, quả thật
là đạo trọng yếu để thoát khổ trong hết thảy sự tu trì của chúng sanh. Do
pháp này cậy vào Phật từ lực, nên lợi ích so với những pháp chuyên cậy
vào tự lực sẽ khác biệt vời vợi một trời, một vực! Vì vậy, kẻ sắp đọa A
Tỳ do mười niệm liền được vãng sanh, bậc đã chứng Đẳng Giác phát ra
mười nguyện để hồi hướng Tịnh Độ.
Do vậy biết: Pháp môn này chính là pháp môn Tổng Trì thành thủy
thành chung để mười phương ba đời hết thảy chư Phật trên thành Phật
đạo, dưới hóa độ chúng sanh. Bởi đó, từ hội Hoa Nghiêm hướng dẫn về,
từ lúc được diễn thuyết tại Kỳ Viên đến nay, vãng thánh tiền hiền người
người hướng đến, ngàn kinh muôn luận đâu đâu cũng chỉ về (Văn Sao Tục
Biên, quyển Hạ, Lời tựa duyên khởi cho Phật Giáo Tây Phương Liên Hoa Hội ở Côn
Sơn)
* Xét từ khi đại giáo được truyền sang phương Đông, Viễn Công
mở liên xã đầu tiên, khi ấy bậc cao tăng, đại nho dự vào hội cả một trăm
hai mươi ba người. Từ đấy về sau, đời nào cũng có cao nhân tục diệm
truyền đăng, truyền khắp trong ngoài nước. Đại pháp của đức Như Lai
có năm thứ là Luật, Giáo, Tông (Thiền), Mật, Tịnh, nhưng chỉ có một

xem thêm download pdf file đọc bấm vào –> An-Quang-Dai-Su-Gia-Ngon-Luc-Tuc-Bien.pdf

0 0 bỏ phiếu
Article Rating
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Bình luận góp ý - hỏi đáp thắc mắc.x
()
x
Zalo HỖ TRỢ